Tổ Tiêm Chủng Mở Rộng
Ngày đăng: 10:29:23 22/10/2014

CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG

  1. Nhiệm vụ Dự án TCMR (theo Quyết định số 107/QĐ-BYT ngày 11/01/2013 về việc thành lập Ban Quản lý Dự án Tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2012-2015)

  2. Ban Quản lý Dự án Tiêm chủng mở rộng là đơn vị tổ chức thực hiện Dự án, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Y tế và trước Ban Quản lý Chương trình mục tiêu Quốc gia Y tế giai đoạn 2012 – 2015 về toàn bộ hoạt động của Dự án Tiêm chủng mở rộng.

  3. Xây dựng Tài liệu Dự án và Kế hoạch hoạt động, Kế hoạch kinh phí của Dự án bao gồm mục tiêu, chỉ tiêu, tỷ lệ tiêm vắc xin, các loại vắc xin sử dụng trong tiêm chủng mở rộng, lịch tiêm chủng phù hợp với các đối tượng, kế hoạch tiêm chủng của các địa phương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt.

  4. Chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, giám sát các đơn vị, địa phương trong việc thực hiện các hoạt động của Dự án Tiêm chủng mở rộng để phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề mới phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện Dự án.

  5. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác an toàn tiêm chủng và giám sát các bệnh trong danh mục tiêm chủng mở rộng.

  6. Quản lý và sử dụng các nguồn lực của dự án đúng mục đích, đạt hiệu quả kinh tế-kỹ thuật và tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật.

  7. Thiết lập và duy trì hợp tác với các tổ chức quốc tế, các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ nhằm huy động nguồn lực cho các hoạt động của Dự án.

  8. Tổ chức đánh giá việc thực hiện dự án và báo cáo kết quả thực hiện Dự án tới Lãnh đạo Bộ Y tế và các cơ quan có liên quan theo quy định.

  9. Tổ chức bàn giao tài liệu, tài chính, tài sản khi Dự án kết thúc theo quy định của pháp luật và của Bộ Y tế.

  10. Nội dung hoạt động chính của Dự án TCMR

    a. Duy trì và hoàn thiện hệ thống mạng lưới nhân viên chuyên trách TCMR từ Trung ương tới cơ sở

         -  Kiện toàn Ban chỉ đạo và Văn phòng TCMR tuyến Trung ương, khu vực, tỉnh, bộ phận chuyên trách và
            cán bộ chuyên trách TCMR tuyến huyện và xã.

         -  Tham mưu cho Bộ Y tế và lãnh đạo chính quyền/ngành y tế các địa phương ra các văn bản chỉ đạo,
            củng cố, tăng cường về tổ chức cho hệ thống mạng lưới TCMR, cải thiện chế độ phụ cấp hoạt động
            cho nhân viên TCMR.

          b. Duy trì tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi ở mức trên 90% và tăng cường chất lượng dịch vụ
              tiêm chủng

          -   Mở rộng và tăng cường hình thức tiêm chủng thường xuyên trên địa bàn toàn quốc, kết hợp tổ chức
              các chiến dịch tiêm chủng theo mục tiêu chuyên biệt.

-      Thực hiện đồng bộ và có chất lượng các nội dung và hình thức hoạt động khác của Chương trình như tập huấn chuyên môn cho cán bộ y tế, truyền thông, giáo dục cộng đồng, tăng cường công tác an toàn tiêm chủng, cung ứng đầy đủ vắc xin và vật tư tiêm chủng, tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ vùng khó khăn... để duy trì tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ ở mức cao thường xuyên trên 90%.

-      Hoàn thiện và triển khai sử dụng có hiệu quả Chương trình quản lý số liệu TCMR tuyến tỉnh, khu vực và trung ương, thực hiện theo dõi tiến độ tiêm chủng thường xuyên Trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp can thiệp kịp thời nhằm đạt tỷ lệ tiêm chủng.

-      Đảm bảo trên 80% số quận/huyện đạt tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ trên 90%.

  1. Tăng cường năng lực của hệ thống giám sát các bệnh bại liệt, uốn ván sơ sinh, sởi và các bệnh  khác trong TCMR
  • Tăng cường giám sát các trường hợp liệt mềm cấp

-      Đảm bảo trên 80% số trường hợp liệt mềm cấp được điều tra và lấy đủ 2 mẫu phân theo quy định.

-      Thường xuyên giám sát tích cực liệt mềm cấp tại bệnh viện các tuyến.

  • Tăng cường giám sát uốn ván sơ sinh

-      Tăng cường công tác giám sát chết sơ sinh, uốn ván sơ sinh đảm bảo tỷ lệ giám sát chết sơ sinh > 4/1000 trẻ đẻ sống.

-      100% trường hợp nghi uốn ván sơ sinh được điều tra theo phiếu.

-     Lồng ghép giám sát tích cực chết sơ sinh tại các bệnh viện với giám sát liệt mềm cấp, sởi và các bệnh khác trong TCMR.

  • Tăng cường giám sát sởi

-      Tăng cường giám sát phát hiện 100% các trường hợp nghi sởi: đạt tỷ lệ phát hiện ≥ 2/100.000 dân, tỷ lệ trường hợp nghi sởi được điều tra và lấy mẫu huyết thanh, vận chuyển đến phòng thí nghiệm theo đúng quy định đạt trên 80%.

-      Giám sát tích cực trường hợp nghi sởi tại các bệnh viện, phòng khám.

  • Giám sát các bệnh khác trong TCMR

-      Giám sát tích cực, lồng ghép phát hiện các bệnh trong tiêm chủng tại các tuyến.

  • Nâng cao năng lực mạng lưới các Phòng thí nghiệm tại các Viện VSDT/Pasteur phục vụ công tác giám sát

-      Nâng cao chất lượng xét nghiệm, duy trì các phòng thí nghiệm bại liệt,  sởi , rubella chuẩn thức được WHO công nhận về mặt chất lượng tại Viện VSDT TƯ và Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh.

  • Tổ chức tập huấn công tác giám sát bệnh cho cán bộ chuyên trách các tuyến, huy động sự tham gia của các cơ sở khám chữa bệnh.
  1. Bảo vệ vững chắc thành quả thanh toán bệnh bại liệt

-      Duy trì tỷ lệ uống vắc xin OPV3 trong tiêm chủng thường xuyên cho trẻ dưới 1 tuổi đạt trên 90%.

-      Chủ động tổ chức chiến dịch uống bổ sung vắc xin OPV tại các vùng nguy cơ cao. 

-      Tăng cường công tác giám sát liệt mềm cấp để phát hiện vi rút bại liệt hoang dại xâm  nhập (nếu có) sớm nhất.

-      Luôn sẵn sàng để đáp ứng đối với sự xâm nhập của vi rút bại liệt hoang dại.

  1. Duy trì thành quả loại trừ uốn ván sơ sinh

-      Duy trì tỷ lệ tiêm vắc xin uốn ván (UV2+) cho phụ nữ có thai trên toàn quốc đạt trên 80% và tiêm vắc xin uốn ván cho nữ tuổi sinh đẻ đạt trên 90%.

-      Tăng cường công tác giám sát chết sơ sinh, nghi uốn ván sơ sinh; tiến hành phân tích các trường hợp uốn ván sơ sinh từ đó đưa ra các hoạt động tăng cường hỗ trợ kịp thời thích hợp đối với từng trường hợp.

-      Tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin uốn ván bổ sung cho phụ nữ có thai và nữ tuổi sinh đẻ ở những xã/phường có trường hợp mắc uốn ván sơ sinh.

-      Xây dựng chiến lược tiêm vắc xin uốn ván ở trẻ nhỏ và trong trường học.

  1. Triển khai các hoạt động tiến tới mục tiêu loại trừ bệnh sởi

-      Triển khai tiêm chủng thường xuyên 2 mũi vắc xin sởi cho trẻ 9 tháng và 18 tháng  đạt tỷ lệ > 95%.

-      Tăng cường chất lượng công tác giám sát sởi, đặc biệt phát hiện sớm các ca nghi sởi, lấy đủ mẫu huyết thanh gửi về phòng thí nghiệm của khu vực.

-      Thực hiện đáp ứng kịp thời khi xảy dịch, hạn chế dịch lan rộng. Rà soát và tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin sởi bổ sung cho các đối tượng nguy cơ trong vùng nguy cơ cao khi cần thiết.

-      Chủ động triển khai chiến dịch tiêm sởi bổ sung cho trẻ dưới 6 tuổi và đối tượng nguy cơ cao trên địa bàn xã/phường nếu có ca sởi.

  1. Bảo đảm an toàn trong tiêm chủng

-      Tập huấn, giám sát và đánh giá thường xuyên việc thực hiện các qui định về sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế trong dự phòng và điều trị (theo Quyết định số 23/2008/QĐ-BYT ngày 07 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế) cũng như các văn bản khác của Bộ Y tế về thực hiện an toàn trong sử dụng vắc xin và thực hành an toàn tiêm chủng. 

-      Tổ chức tập huấn và cấp chứng chỉ hành nghề cho cán bộ tiêm chủng ở các tuyến, tiến tới chuẩn hóa về nhân lực cho Chương trình TCMR.

-      Ban hành áp phích qui định về tiêm chủng an toàn; tổ chức truyền thông sâu rộng về các quy định thực hành an toàn tiêm chủng cho cộng đồng. 

  1. Duy trì, củng cố và phát huy hiệu quả của hệ thống giám sát PƯSTC

-      Báo cáo nhanh trong vòng 24 giờ tất cả các trường hợp phản ứng nặng hoặc tử vong sau tiêm chủng.

-     Tiến hành điều tra kịp thời, đầy đủ mọi phản ứng nặng sau tiêm chủng; phối hợp chặt chẽ giữa các tuyến và quốc gia trong quá trình điều tra.

-      Thành lập Hội đồng chuyên môn điều tra PƯSTC của tỉnh, gồm: Lãnh đạo Sở Y tế, đại diện Viện Vệ sinh Dịch tễ/Pasteur, Trung tâm YTDP, các cơ sở điều trị và các đơn vị liên quan, các chuyên gia tư vấn trong trường hợp cần thiết.

-      Gửi báo cáo chi tiết các phản ứng sau tiêm chủng cho Ban Quản lý Dự án Tiêm chủng mở rộng Quốc gia và Ủy ban Khắc phục sự cố sau tiêm chủng.

  1. Đảm bảo đáp ứng đủ các loại vắc xin, vật tư tiêm chủng. Duy trì tốt hệ thống dây chuyền lạnh từ trung ương tới các điểm tiêm chủng

-      Lập kế hoạch toàn diện, khoa học về cung ứng vắc xin, vật tư thiết yếu cho Chương trình định kỳ hàng năm cũng như đột xuất (theo chiến dịch, chống dịch...) tại tất cả các tuyến của Dự án.

-      Hướng dẫn, tập huấn, giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch cung ứng vắc xin và vật tư tiêm chủng ở tất cả các tuyến, đặc biệt là tuyến trung ương và tuyến tỉnh.

-      Duy trì và từng bước bổ sung, đổi mới các trang thiết bị và kỹ thuật sử dụng vật tư, trang thiết bị trong dây chuyền lạnh ở từng tuyến thuộc Dự án.

  1. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học nâng cao hiệu quả TCMR

-      Huy động kinh phí hàng năm cho công tác nghiên cứu khoa học nhằm xác định và giải quyết các vấn đề tồn tại, cần được ưu tiên, thiết thực nâng cao chất lượng TCMR cho các nhóm đối tượng của Chương trình.

-      Lồng ghép và chia sẻ kết quả nghiên cứu khoa học của Dự án TCMR với các nghiên cứu khác của Bộ Y tế, Bộ Khoa học & Công nghệ, các nghiên cứu cấp cơ sở và các nguồn kết quả nghiên cứu khác.

-      Tổ chức theo dõi, giám sát, đánh giá các công trình nghiên cứu của Dự án. Sử dụng hiệu quả những kết quả nghiên cứu đã có từ Dự án và các nguồn khác có liên quan.

-      Ứng dụng các kết quả nghiên cứu nhằm tăng cường tỷ lệ và nâng cao chất lượng công tác tiêm chủng, giám sát bệnh và triển khai vắc xin mới.

  1. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm tăng cường chất lượng tiêm chủng, tăng nguồn viện trợ từ Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế

-      Tăng cường hỗ trợ kỹ thuật trong triển khai công tác TCMR.

-      Tăng cường và củng cố hệ thống dây chuyền lạnh.

-      Tiếp nhận, sử dụng có hiệu quả viện trợ vắc xin và vật tư tiêm chủng.

-      Cung cấp trang bị và sinh phẩm thiết yếu cho các phòng thí nghiệm chẩn đoán và đánh giá chất lượng tiêm chủng.

-      Hỗ trợ kinh phí triển khai hoạt động nhằm tăng tỷ lệ, chất lượng tiêm chủng tại một số địa phương khó khăn và các chiến dịch tiêm chủng bổ sung.

-      Tập huấn nâng cao kỹ năng thực hành tiêm chủng của nhân viên trong Dự án.

 

Các tin liên quan