Khoa vi sinh miễn dịch
Ngày đăng: 15:45:55 21/10/2014

Khoa Vi Sinh Miễn Dịch được thành lập theo quyết định số 494/BYT-QĐ ngày 28/5/1993 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc xác định lại tổ chức bộ máy của Viện Pasteur TP. HCM, có các chức năng, nhiệm vụ sau:

 

I. Chức năng:

 

Khoa Vi sinh Miễn dịch có chức năng tham mưu, tổ chức thực hiện nghiên cứu xác định các tác nhân vi sinh học gây bệnh, đánh giá mức độ an toàn sinh học và an ninh sinh học, sự thay đổi về di truyền học, tính kháng thuốc; đáp ứng miễn dịch của cơ thể đối với tác nhân gây bệnh, dịch; các tác động và ảnh hưởng của môi trường đến sự phát triển và gây bệnh, dịch của hệ sinh thái vi sinh vật phục vụ cho công tác giám sát vi sinh, phòng chống dịch bệnh, chẩn đoán lâm sàng và nghiên cứu khoa học; đào tạo về các vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm; duy trì hệ thống quản lý chất lượng và đảm bảo an toàn sinh học phòng xét nghiệm.

 

II. Nhiệm vụ:

  1. Giám sát vi sinh

 

 Xét nghiệm vi sinh phục vụ cho công tác giám sát - phòng chống dịch bệnh (bao gồm bệnh truyền nhiễm, …), chẩn đoán lâm sàng và nghiên cứu khoa học.

 

  1. Nghiên cứu khoa học

 

- Nghiên cứu vi sinh y học các tác nhân vi sinh gây dịch bệnh truyền nhiễm đang lưu hành, bùng phát, có nguy cơ tái bùng phát và các bệnh mới nổi.

 

- Nghiên cứu bệnh học, miễn dịch - di truyền của chủ thể trong mối tương tác với vi sinh gây bệnh.

 

  1. Đào tạo

 

- Đào tạo và đào tạo liên tục về xét nghiệm vi sinh gây bệnh, miễn dịch, sinh học phân tử, đảm bảo chất lượng và an toàn sinh học phòng xét nghiệm cho các nhân viên, học viên.

 

- Biên soạn các chương trình giảng dạy, bài giảng, sách chuyên môn thuộc chuyên ngành vi sinh y học.

 

  1. Dịch vụ

 

- Thực hiện các dịch vụ xét nghiệm vi sinh, thử nghiệm tác động của hoạt chất, sản phẩm về hóa, lý, sinh học lên sự phát triển vi sinh vật.

 

- Chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin và sinh phẩm chẩn đoán.

 

- Sản xuất sinh phẩm chẩn đoán phục vụ công tác giám sát phòng chống dịch, nghiên cứu và đào tạo.

 

  1. Quản lý phòng xét nghiệm

 

 Xây dựng, thực hiện các kế hoạch quản lý nhân sự, quản lý trang thiết bị, hóa chất sinh phẩm và ngân hàng sinh học.

 

  1. An toàn sinh học và Quản lý chất lượng và phòng xét nghiệm.

 

- Thực hiện và duy trì hệ thống quản lý chất lượng Phòng xét nghiệm theo tiêu chuẩn ISO 15189, ISO 17043….

 

- Tổ chức xây dựng và quản lý các Phòng xét nghiệm an toàn sinh học II, III trong Viện. Vận hành Phòng An toàn sinh học cấp III.

 

- Tham mưu các công việc đảm bảo an toàn sinh học và an ninh sinh học, quản lý chất lượng. Tổ chức và quản lý các hoạt động đảm bảo an toàn sinh học, quản lý chất lượng trong Khoa.

 

- Xây dựng các Phòng xét nghiệm trong Khoa đạt chuẩn quốc gia và khu vực về chẩn đoán, nghiên cứu các vi sinh gây dịch bệnh.

 

- Tổ chức và quản lý các hoạt động đảm bảo an ninh sinh học trong Viện.

 

  1. Chỉ đạo tuyến

 

Phối hợp với các khoa phòng chuyên môn trong Viện và các đơn vị khác thực hiện nhiệm vụ giám sát - phòng chống dịch bệnh; tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo về xét nghiệm và tổ chức, thực hiện kiểm tra đánh giá chất lượng xét nghiệm và đảm bảo an toàn sinh học cho các phòng xét nghiệm các tuyến của hệ thống y tế dự phòng và theo yêu cầu.

 

  1. Hợp tác

 

- Tham gia mạng lưới giám sát dịch bệnh, đảm bảo chất lượng và an toàn sinh học phòng xét nghiệm, các hợp tác nghiên cứu khoa học kết hợp với các tổ chức quốc gia và quốc tế.

 

- Tiếp nhận các chuyên gia, giảng viên và học viên nước ngoài đến nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm và học tập tại Khoa trong khuôn khổ hợp tác quốc tế của Viện.

 

  1. Lưu trữ chủng

 

Lưu giữ cung cấp chủng cho giám sát, nghiên cứu, sản xuất vắc-xin, sinh phẩm chẩn đoán và các hoạt động khác theo quy định hiện hành.

 

  1. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao.

 

III. Cơ cấu tổ chức:

 

  1. Phòng Xét nghiệm Vi rút Arbo;
  2. Phòng Xét nghiệm Vi rút đường ruột;
  3. Phòng Xét nghiệm Vi rút hô hấp;
  4. Phòng Xét nghiệm Vi khuẩn đường ruột;
  5. Phòng Xét nghiệm Vi khuẩn hô hấp;
  6. Phòng Xét nghiệm Vi khuẩn lây truyền qua động vật;

                 Phòng XN tác nhân lây truyền qua đường tình dục;

  1. Phòng An toàn sinh học cấp III;
  2. Ngân hàng chủng (Biobank).

PHÒNG XÉT NGHIỆM VI RÚT ARBO

Chức năng:

Phòng thí nghiệm Vi rút Arbo có chức năng thực hiện các xét nghiệm giám sát vi sinh, nghiên cứu và đào tạo về các vi rút Arbo và các vi rút gây bệnh sốt xuất huyết và viêm não, bao gồm: Dengue, Chikungunya, Hantaan, Viêm não Nhật bản, Nipah, Herpes, Dại, Lyssa, ….

Nhiệm vụ:

Giám sát vi sinh: Xét nghiệm các vi rút Arbo và các vi rút gây bệnh sốt xuất huyết và viêm não phục vụ cho công tác giám sát vi sinh, phòng chống dịch, chẩn đoán lâm sàng và nghiên cứu khoa học. Thực hiện nhiệm vụ của phòng xét nghiệm chuẩn thức quốc gia trong hệ thống giám sát các vi rút gây viêm não của Tổ chức Y tế Thế giới khu vực tây Thái Bình Dương.

Nghiên cứu khoa học:

  • Chủ trì hoặc tham gia thực hiện các nghiên cứu về các vi rút Arbo và các vi rút gây bệnh sốt xuất huyết và viêm não về các lĩnh vực:
  • Phân tích đặc tính và những biến đổi về sinh học, di truyền, độc tính của các chủng gây dịch bệnh
  • Phân tích dịch tễ học phân tử tìm nguồn gốc, sự tiến hóa, mối liên quan của các chủng gây dịch bệnh
  • Nghiên cứu ứng dụng, phát triển kỹ thuật mới dùng trong xét nghiệm, nghiên cứu khoa học
  • Nghiên cứu bệnh học, miễn dịch-di truyền của chủ thể
  • Nghiên cứu phát triển vắc-xin và sinh phẩm dùng trong chẩn đoán, điều trị
  • Nghiên cứu đánh giá tiền lâm sàng dược liệu và hóa chất thử nghiệm
  • Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc-xin phòng bệnh và thuốc điều trị
  • Nghiên cứu vai trò của vector truyền bệnh và ổ chứa tự nhiên của vi rút gây bệnh
  • Nghiên cứu các tác nhân mới nổi, bệnh lạ có liên quan.

Đào tạo:

  • Tham gia đào tạo và đào tạo liên tục về xét nghiệm vi rút, sinh học phân tử, miễn dịch-di truyền trong bệnh truyền nhiễm, đảm bảo chất lượng và an toàn sinh học phòng xét nghiệm cho nhân viên, học viên xét nghiệm, sinh viên đại học và sau đại học.
  • Biên soạn các chương trình giảng dạy, bài giảng, sách chuyên môn thuộc chuyên ngành vi rút học, đảm bảo chất lượng và an toàn sinh học phòng xét nghiệm.

Dịch vụ:

  • Thực hiện các dịch vụ xét nghiệm, thử nghiệm hóa chất với các vi rút Arbo và các vi rút gây bệnh sốt xuất huyết và viêm não theo yêu cầu.
  • Cung cấp bộ sinh phẩm chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết dengue và viêm não Nhật bản cho các đơn vị có yêu cầu.
  • Cung cấp chương trình ngoại kiểm huyết thanh học-sinh học phân tử về vi rút dengue, viêm não Nhật Bản.

Quản lý phòng xét nghiệm trong khoa Vi Sinh Miễn Dịch:

  • Xây dng và duy trì các phòng xét nghim đt chun quc gia và khu vc v chn đoán các vi rút Arbo và các vi rút gây bệnh sốt xuất huyết và viêm não.
  • Xây dng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng ISO 15189, 17043 và phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp II.
  • Xây dựng và thực hiện các kế hoạch quản lý nhân sự (đề cử cán bộ đi học tập, nghiên cứu và công tác trong và ngoài nước, xây dựng đội ngũ cán bộ kế thừa), quản lý trang thiết bị, hóa chất sinh phẩm và ngân hàng sinh học.

Kính hiển vi huỳnh quang



Máy điện di mao quản MultiNA


Hệ thống  Realtime PCR


Chỉ đạo tuyến
:

Phối hợp với các khoa phòng chuyên môn trong Viện và các đơn vị khác để thực hiện nhiệm vụ giám sát-phòng chống dịch bệnh, tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo về xét nghiệm và tổ chức, thực hiện kiểm tra đánh giá chất lượng xét nghiệm và đảm bảo an toàn sinh học cho các phòng xét nghiệm các tuyến của hệ thống Y tế Dự phòng và theo yêu cầu.

Hợp tác

Tham gia mạng lưới giám sát dịch bệnh, đảm bảo chất lượng và an toàn sinh học phòng xét nghiệm, các hợp tác nghiên cứu khoa học kết hợp với các tổ chức quốc gia và quốc tế.

Tiếp nhận các chuyên gia, giảng viên và học viên nước ngoài đến nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm và học tập trong khuôn khổ hợp tác quốc tế của Viện.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Giám Đốc Viện và Khoa giao.

 

PHÒNG XÉT NGHIỆM VI RÚT ĐƯỜNG RUỘT

Chức năng:

       Phòng thí nghiệm Vi rút Đường Ruột có chức năng thực hiện các xét nghiệm giám sát vi sinh, nghiên cứu và đào tạo về các vi rút đường ruột gây bệnh (liệt mềm cấp, bệnh tay chân miệng, viêm não, viêm màng não...) và các vi rút gây viêm dạ dày-ruột ở người (Rotavirus, Astrovirus, Sapovirus, Norovirus, Adenovirus,…).

Nhiệm vụ:

Giám sát vi sinh: Xét nghiệm các vi rút đường ruột gây bệnh và vi rút gây viêm dạ dày-ruột ở người phục vụ cho công tác giám sát vi sinh, phòng chống dịch, chẩn đoán lâm sàng và nghiên cứu khoa học. Thực hiện nhiệm vụ của phòng xét nghiệm chuẩn thức quốc gia trong hệ thống giám sát các vi rút đường ruột của Tổ chức Y tế Thế giới khu vực tây Thái Bình Dương.

Nghiên cứu khoa học

  • Chủ trì hoặc tham gia thực hiện các nghiên cứu về các vi rút đường ruột gây bệnh và vi rút gây viêm dạ dày-ruột ở người về các lĩnh vực:
  • Phân tích đặc tính và những biến đổi về sinh học, di truyền, độc tính của các chủng gây dịch bệnh
  • Phân tích dịch tễ học phân tử tìm nguồn gốc, sự tiến hóa, mối liên quan của các chủng gây dịch bệnh
  • Nghiên cứu ứng dụng, phát triển kỹ thuật mới dùng trong xét nghiệm, nghiên cứu khoa học
  • Nghiên cứu bệnh học, miễn dịch-di truyền của chủ thể
  • Nghiên cứu phát triển vắc-xin và sinh phẩm dùng trong chẩn đoán, điều trị
  • Nghiên cứu đánh giá tiền lâm sàng dược liệu và hóa chất thử nghiệm
  • Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc-xin phòng bệnh và thuốc điều trị
  • Nghiên cứu các tác nhân mới nổi, bệnh lạ có liên quan

Đào tạo:

  • Tham gia đào tạo và đào tạo liên tục về xét nghiệm vi rút, sinh học phân tử, miễn dịch-di truyền trong bệnh truyền nhiễm, đảm bảo chất lượng và an toàn sinh học phòng xét nghiệm cho nhân viên, học viên xét nghiệm, sinh viên đại học và sau đại học.
  • Biên soạn các chương trình giảng dạy, bài giảng, sách chuyên môn thuộc chuyên ngành vi rút học, đảm bảo chất lượng và an toàn sinh học phòng xét nghiệm.

Dịch vụ:

Thực hiện các dịch vụ xét nghiệm, thử nghiệm hóa chất với các vi rút đường ruột gây bệnh và vi rút gây viêm dạ dày-ruột ở người theo yêu cầu.

Quản lý phòng xét nghiệm trong khoa Vi Sinh Miễn Dịch:

  • Xây dng và duy trì các phòng xét nghim đt chun quc gia và khu vc v chn đoán các vi rút đường ruột gây bệnh và vi rút gây viêm dạ dày-ruột ở người.
  • Xây dng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng ISO 15189, 17043 và phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp II.
  • Xây dựng và thực hiện các kế hoạch quản lý nhân sự (đề cử cán bộ đi học tập, nghiên cứu và công tác trong và ngoài nước, xây dựng đội ngũ cán bộ kế thừa), quản lý trang thiết bị, hóa chất sinh phẩm và ngân hàng sinh học.

Chỉ đạo tuyến:

Phối hợp với các khoa phòng chuyên môn trong Viện và các đơn vị khác để thực hiện nhiệm vụ giám sát-phòng chống dịch bệnh, tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo về xét nghiệm và tổ chức, thực hiện kiểm tra đánh giá chất lượng xét nghiệm và đảm bảo an toàn sinh học cho các phòng xét nghiệm các tuyến của hệ thống Y tế Dự phòng và theo yêu cầu.

Hợp tác:

Tham gia mạng lưới giám sát dịch bệnh, đảm bảo chất lượng và an toàn sinh học phòng xét nghiệm, các hợp tác nghiên cứu khoa học kết hợp với các tổ chức quốc gia và quốc tế.

Tiếp nhận các chuyên gia, giảng viên và học viên nước ngoài đến nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm và học tập trong khuôn khổ hợp tác quốc tế của Viện.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Giám Đốc Viện và Khoa giao.

PHÒNG XÉT NGHIỆM VI RÚT HÔ HẤP

Chức năng:

       Phòng thí nghiệm Vi rút Hô Hấp có chức năng thực hiện các xét nghiệm giám sát vi sinh, nghiên cứu và đào tạo về các vi rút lây qua đường hô hấp ở người, bao gồm: cúm, sởi, Rubella, Coronavirus, RSV, Rhinovirus, Bocavirus, …

Nhiệm vụ:

Giám sát vi sinh: Xét nghiệm các vi rút lây qua đường hô hấp phục vụ cho công tác giám sát vi sinh, phòng chống dịch, chẩn đoán lâm sàng và nghiên cứu khoa học. Thực hiện nhiệm vụ của phòng xét nghiệm chuẩn thức quốc gia trong hệ thống giám sát cúm, sởi, Rubella của Tổ chức Y tế Thế giới khu vực tây Thái Bình Dương.

Nghiên cứu khoa học:

Chủ trì hoặc tham gia thực hiện các nghiên cứu về các vi rút lây qua đường hô hấp nói trên về các lĩnh vực:

  • Phân tích đặc tính và những biến đổi về sinh học, di truyền, độc tính, tính kháng thuốc của các chủng gây dịch bệnh
  • Phân tích dịch tễ học phân tử tìm nguồn gốc, sự tiến hóa, mối liên quan của các chủng gây dịch bệnh
  • Nghiên cứu ứng dụng, phát triển kỹ thuật mới dùng trong xét nghiệm, nghiên cứu khoa học
  • Nghiên cứu bệnh học, miễn dịch-di truyền của chủ thể
  • Nghiên cứu phát triển vắc-xin và sinh phẩm dùng trong chẩn đoán, điều trị
  • Nghiên cứu đánh giá tiền lâm sàng dược liệu và hóa chất thử nghiệm
  • Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc-xin phòng bệnh và thuốc điều trị
  • Nghiên cứu các tác nhân mới nổi, bệnh lạ có liên quan

Đào tạo:

  • Tham gia đào tạo và đào tạo liên tục về xét nghiệm vi rút, sinh học phân tử, miễn dịch- di truyền trong bệnh truyền nhiễm, đảm bảo chất lượng và an toàn sinh học phòng xét nghiệm cho nhân viên, học viên xét nghiệm, sinh viên đại học và sau đại học.
  • Biên soạn các chương trình giảng dạy, bài giảng, sách chuyên môn thuộc chuyên ngành vi rút học, đảm bảo chất lượng và an toàn sinh học phòng xét nghiệm.

Dịch vụ:

  • Thực hiện các dịch vụ xét nghiệm, thử nghiệm hóa chất với các các vi rút lây qua đường hô hấp theo yêu cầu.
  • Quản lý phòng xét nghiệm trong khoa Vi Sinh Miễn Dịch:
  • Xây dng và duy trì các phòng xét nghim đt chun quc gia và khu vc v chn đoán các vi rút lây qua đường hô hấp.
  • Xây dng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng ISO 15189 và phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp II.
  • Xây dựng và thực hiện các kế hoạch quản lý nhân sự (đề cử cán bộ đi học tập, nghiên cứu và công tác trong và ngoài nước, xây dựng đội ngũ cán bộ kế thừa), quản lý trang thiết bị, hóa chất sinh phẩm và ngân hàng sinh học.

Chỉ đạo tuyến:

Phối hợp với các khoa phòng chuyên môn trong Viện và các đơn vị khác để thực hiện nhiệm vụ giám sát-phòng chống dịch bệnh, tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo về xét nghiệm và tổ chức, thực hiện kiểm tra đánh giá chất lượng xét nghiệm và đảm bảo an toàn sinh học cho các phòng xét nghiệm các tuyến của hệ thống Y tế Dự phòng và theo yêu cầu.

Hợp tác:

Tham gia mạng lưới giám sát dịch bệnh, đảm bảo chất lượng và an toàn sinh học phòng xét nghiệm, các hợp tác nghiên cứu khoa học kết hợp với các tổ chức quốc gia và quốc tế.

Tiếp nhận các chuyên gia, giảng viên và học viên nước ngoài đến nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm và học tập trong khuôn khổ hợp tác quốc tế của Viện.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Giám Đốc Viện và Khoa giao. 

PHÒNG XÉT NGHIỆM VI KHUẨN ĐƯỜNG RUỘT

Chức năng:

       Phòng thí nghiệm Vi Khuẩn Đường Ruột có chức năng thực hiện các xét nghiệm giám sát vi sinh, nghiên cứu và đào tạo về các vi khuẩn lây qua đường tiêu hóa, bao gồm: Vibrio cholerae, Shigella, Salmonella, E.coli, Vibrio parahaemolyticus, Staphylococcus aureus, Bacillus cereus, Clostridium perfringens, Clostridium difficile, Campylobacter, Yersinia enterocolytica, Helicobacter pylori,…

Nhiệm vụ:

Giám sát vi sinh: Xét nghiệm các vi khuẩn lây qua đường tiêu hóa phục vụ cho công tác giám sát vi sinh, phòng chống dịch, chẩn đoán lâm sàng và nghiên cứu khoa học.

Nghiên cứu khoa học:

Chủ trì hoặc tham gia thực hiện các nghiên cứu về các tác nhân vi khuẩn lây qua đường tiêu hóa về các lĩnh vực:

  • Phân tích đặc tính và những biến đổi về sinh học, di truyền, độc tính, tính đề kháng kháng sinh của các chủng gây dịch bệnh
  • Phân tích dịch tễ học phân tử tìm nguồn gốc, sự tiến hóa, mối liên quan của các chủng gây dịch bệnh
  • Nghiên cứu ứng dụng, phát triển kỹ thuật mới dùng trong xét nghiệm, nghiên cứu khoa học
  • Nghiên cứu bệnh học, miễn dịch-di truyền của chủ thể
  • Nghiên cứu phát triển vắc-xin và sinh phẩm dùng trong chẩn đoán, điều trị
  • Nghiên cứu đánh giá tiền lâm sàng dược liệu và hóa chất thử nghiệm
  • Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc-xin phòng bệnh và thuốc điều trị
  • Nghiên cứu các tác nhân mới nổi, bệnh lạ có liên quan

Đào tạo:

  • Tham gia đào tạo và đào tạo liên tục về xét nghiệm vi khuẩn, sinh học phân tử, miễn dịch-di truyền trong bệnh truyền nhiễm, đảm bảo chất lượng và an toàn sinh học phòng xét nghiệm cho nhân viên, học viên xét nghiệm, sinh viên đại học và sau đại học.
  • Biên soạn các chương trình giảng dạy, bài giảng, sách chuyên môn thuộc chuyên ngành vi khuẩn học, đảm bảo chất lượng và an toàn sinh học phòng xét nghiệm.

Dịch vụ:

  • Thực hiện các dịch vụ xét nghiệm, thử nghiệm hóa chất với các vi khuẩn lây qua đường tiêu hóa theo yêu cầu.
  • Cung cấp chương trình ngoại kiểm vi sinh lây qua đường tiêu hóa.
  • Quản lý phòng xét nghiệm trong khoa Vi Sinh Miễn Dịch:
  • Xây dựng và duy trì các phòng xét nghiệm đạt chuẩn quốc gia và khu vực về chẩn đoán các vi khuẩn lây qua đường tiêu hóa
  • Xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng ISO 15189, 17043 và phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp II.
  • Xây dựng và thực hiện các kế hoạch quản lý nhân sự (đề cử cán bộ đi học tập, nghiên cứu và công tác trong và ngoài nước, xây dựng đội ngũ cán bộ kế thừa), quản lý trang thiết bị, hóa chất sinh phẩm và ngân hàng sinh học.

Chỉ đạo tuyến:

Phối hợp với các khoa phòng chuyên môn trong Viện và các đơn vị khác để thực hiện nhiệm vụ giám sát-phòng chống dịch bệnh, tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo về xét nghiệm và tổ chức, thực hiện kiểm tra đánh giá chất lượng xét nghiệm và đảm bảo an toàn sinh học cho các phòng xét nghiệm các tuyến của hệ thống Y tế Dự phòng và theo yêu cầu.

Hợp tác:

  • Tham gia mạng lưới giám sát dịch bệnh, đảm bảo chất lượng và an toàn sinh học phòng xét nghiệm, các hợp tác nghiên cứu khoa học kết hợp với các tổ chức quốc gia và quốc tế.
  • Tiếp nhận các chuyên gia, giảng viên và học viên nước ngoài đến nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm và học tập trong khuôn khổ hợp tác quốc tế của Viện.
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Giám Đốc Viện và Khoa giao.

PHÒNG XÉT NGHIỆM VI KHUẨN HÔ HẤP

Chức năng:

       Phòng thí nghiệm Vi Khuẩn Hô Hấp có chức năng thực hiện các xét nghiệm giám sát vi sinh, nghiên cứu và đào tạo về các vi khuẩn lây qua đường hô hấp, nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ, nhiễm trùng cơ hội, bao gồm: Neisseria meningitidis, Bordetella pertussis, Corynebacterium diphtheria, Streptococcus pneumoniae, Streptococcus suis, Streptococcus pyogenes, Haemophilus influenza, Branhamella catarrhalis, Pneumocystis jiroveci, Legionella pneumophila, Mycoplasma pneumoniae.,…

Nhiệm vụ:

Giám sát vi sinh: Xét nghiệm các vi khuẩn lây qua đường hô hấp, nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ, nhiễm trùng cơ hội, phục vụ cho công tác giám sát vi sinh, phòng chống dịch, chẩn đoán lâm sàng và nghiên cứu khoa học. Thực hiện nhiệm vụ của phòng xét nghiệm trong hệ thống giám sát các vi khuẩn gây viêm màng não mủ của Tổ chức Y tế Thế giới khu vực tây Thái Bình Dương.

Nghiên cứu khoa học:

Chủ trì hoặc tham gia thực hiện các nghiên cứu về các tác nhân vi khuẩn lây qua đường hô hấp, nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ, nhiễm trùng cơ hội nói trên về các lĩnh vực:

  • Phân tích đặc tính và những biến đổi về sinh học, di truyền, độc tính, tính đề kháng kháng sinh của các chủng gây dịch bệnh
  • Phân tích dịch tễ học phân tử tìm nguồn gốc, sự tiến hóa, mối liên quan của các chủng gây dịch bệnh
  • Nghiên cứu ứng dụng, phát triển kỹ thuật mới dùng trong xét nghiệm, nghiên cứu khoa học
  • Nghiên cứu bệnh học, miễn dịch-di truyền của chủ thể
  • Nghiên cứu phát triển vắc-xin và sinh phẩm dung trong chẩn đoán, điều trị
  • Nghiên cứu đánh giá tiền lâm sàng dược liệu và hóa chất thử nghiệm
  • Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc-xin phòng bệnh và thuốc điều trị
  • Nghiên cứu các tác nhân mới nổi, bệnh lạ có liên quan

Đào tạo:

  • Tham gia đào tạo và đào tạo liên tục về xét nghiệm vi khuẩn, sinh học phân tử, miễn dịch-di truyền trong bệnh truyền nhiễm, đảm bảo chất lượng và an toàn sinh học phòng xét nghiệm cho nhân viên, học viên xét nghiệm, sinh viên đại học và sau đại học.
  • Biên soạn các chương trình giảng dạy, bài giảng, sách chuyên môn thuộc chuyên ngành vi khuẩn học, đảm bảo chất lượng và an toàn sinh học phòng xét nghiệm.

Dịch vụ:

  • Thực hiện các dịch vụ xét nghiệm, thử nghiệm hóa chất với các vi khuẩn lây qua đường hô hấp, nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ, nhiễm trùng cơ hội theo yêu cầu.
  • Cung cấp chương trình ngoại kiểm vi sinh về vi khuẩn lây qua đường hô hấp.
  • Quản lý phòng xét nghiệm trong khoa Vi Sinh Miễn Dịch:
  • Xây dựng và duy trì các phòng xét nghiệm đạt chuẩn quốc gia và khu vực về chẩn đoán các vi khuẩn lây qua đường hô hấp, nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ, nhiễm trùng cơ hội.
  • Xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng ISO 15189, 17043 và phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp II.
  • Xây dựng và thực hiện các kế hoạch quản lý nhân sự (đề cử cán bộ đi học tập, nghiên cứu và công tác trong và ngoài nước, xây dựng đội ngũ cán bộ kế thừa), quản lý trang thiết bị, hóa chất sinh phẩm và ngân hàng sinh học.

Chỉ đạo tuyến:

Phối hợp với các khoa phòng chuyên môn trong Viện và các đơn vị khác để thực hiện nhiệm vụ giám sát-phòng chống dịch bệnh, tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo về xét nghiệm và tổ chức, thực hiện kiểm tra đánh giá chất lượng xét nghiệm và đảm bảo an toàn sinh học cho các phòng xét nghiệm các tuyến của hệ thống Y tế Dự phòng và theo yêu cầu.

Hợp tác:

Tham gia mạng lưới giám sát dịch bệnh, đảm bảo chất lượng và an toàn sinh học phòng xét nghiệm, các hợp tác nghiên cứu khoa học kết hợp với các tổ chức quốc gia và quốc tế.

Tiếp nhận các chuyên gia, giảng viên và học viên nước ngoài đến nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm và học tập trong khuôn khổ hợp tác quốc tế của Viện.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Giám Đốc Viện và Khoa giao.

 

PHÒNG XÉT NGHIỆM VI KHUẨN LÂY TRUYỀN QUA ĐỘNG VẬT

Chức năng:

       Phòng thí nghiệm Vi Khuẩn bệnh Động Vật lây sang người có chức năng thực hiện các xét nghiệm giám sát vi sinh, nghiên cứu và đào tạo về các vi khuẩn bệnh động vật lây sang người như Yersinia pestis, Leptospira, Bartonella,…

Nhiệm vụ:

Giám sát vi sinh: Xét nghiệm các vi khuẩn bệnh động vật lây qua người phục vụ cho công tác giám sát vi sinh, phòng chống dịch, chẩn đoán lâm sàng và nghiên cứu khoa học.

Nghiên cứu khoa học:

Chủ trì hoặc tham gia thực hiện các nghiên cứu về các tác nhân vi khuẩn bệnh động vật lây sang người nói trên về các lĩnh vực:

  • Phân tích đặc tính và những biến đổi về sinh học, di truyền, độc tính của các chủng gây dịch bệnh
  • Phân tích dịch tễ học phân tử tìm nguồn gốc, sự tiến hóa, mối liên quan của các chủng gây dịch bệnh
  • Nghiên cứu ứng dụng, phát triển kỹ thuật mới dùng trong xét nghiệm, nghiên cứu khoa học
  • Nghiên cứu bệnh học, miễn dịch-di truyền của chủ thể
  • Nghiên cứu phát triển vắc-xin và sinh phẩm chẩn đoán, điều trị dùng cho người và động vật.
  • Nghiên cứu đánh giá tiền lâm sàng dược liệu và hóa chất thử nghiệm
  • Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc-xin phòng bệnh và thuốc điều trị
  • Nghiên cứu vai trò của vector truyền bệnh và ổ chứa tự nhiên của vi khuẩn gây bệnh
  • Nghiên cứu các tác nhân mới nổi, bệnh lạ có liên quan

Đào tạo:

  • Tham gia đào tạo và đào tạo liên tục về xét nghiệm vi khuẩn, sinh học phân tử, đảm bảo chất lượng và an toàn sinh học phòng xét nghiệm cho nhân viên, học viên xét nghiệm, sinh viên đại học và sau đại học.
  • Biên soạn các chương trình giảng dạy, bài giảng, sách chuyên môn thuộc chuyên ngành vi khuẩn học, đảm bảo chất lượng và an toàn sinh học phòng xét nghiệm.

Dịch vụ:

  • Thực hiện các dịch vụ xét nghiệm, thử nghiệm hóa chất với các vi khuẩn lây truyền qua động vật theo yêu cầu.
  • Cung cấp bộ sinh phẩm chẩn đoán Leptospira cho các đơn vị có yêu cầu.
  • Cung cấp chương trình ngoại kiểm huyết thanh học về Leptosprira.
  • Quản lý phòng xét nghiệm trong khoa Vi Sinh Miễn Dịch:
  • Xây dựng và duy trì các phòng xét nghiệm đạt chuẩn quốc gia và khu vực về chẩn đoán các vi khuẩn bệnh động vật lây sang người
  • Xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng ISO 15189, 17043 và phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp II.
  • Xây dựng và thực hiện các kế hoạch quản lý nhân sự (đề cử cán bộ đi học tập, nghiên cứu và công tác trong và ngoài nước, xây dựng đội ngũ cán bộ kế thừa), quản lý trang thiết bị, hóa chất sinh phẩm và ngân hàng sinh học.

Chỉ đạo tuyến:

Phối hợp với các khoa phòng chuyên môn trong Viện và các đơn vị khác để thực hiện nhiệm vụ giám sát-phòng chống dịch bệnh, tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo về xét nghiệm và tổ chức, thực hiện kiểm tra đánh giá chất lượng xét nghiệm và đảm bảo an toàn sinh học cho các phòng xét nghiệm các tuyến của hệ thống Y tế Dự phòng và theo yêu cầu.

Hợp tác:

  • Tham gia mạng lưới giám sát dịch bệnh, đảm bảo chất lượng và an toàn sinh học phòng xét nghiệm, các hợp tác nghiên cứu khoa học kết hợp với các tổ chức quốc gia và quốc tế.
  • Tiếp nhận các chuyên gia, giảng viên và học viên nước ngoài đến nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm và học tập trong khuôn khổ hợp tác quốc tế của Viện.
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Giám Đốc Viện và Khoa giao.
Các tin liên quan