Chức năng và nhiệm vụ Khoa Vi Sinh Miễn Dịch
Ngày đăng: 10:58:32 17/11/2014

I. Chức năng:

Khoa Vi sinh Miễn dịch có chức năng tham mưu cho Viện trưởng về lĩnh vực nghiên cứu xác định các tác nhân vi sinh học gây bệnh, đánh giá mức độ an toàn sinh học và an ninh sinh học, sự thay đổi về di truyền học, tính kháng thuốc; đáp ứng miễn dịch của cơ thể đối với tác nhân gây bệnh, dịch; các tác động và ảnh hưởng của môi trường đến sự phát triển và gây bệnh, dịch của hệ sinh thái vi sinh vật phục vụ cho công tác giám sát vi sinh, phòng chống dịch bệnh, chẩn đoán lâm sàng và nghiên cứu khoa học; đào tạo về các vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm và bệnh không lây nhiễm; duy trì hệ thống quản lý chất lượng và đảm bảo an toàn sinh học phòng xét nghiệm.

II. Nhiệm vụ:

1) Giám sát vi sinh: Xét nghiệm vi sinh phục vụ cho công tác giám sát - phòng chống dịch bệnh (bao gồm bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm, và bệnh chưa rõ nguyên nhân), chẩn đoán lâm sàng và nghiên cứu khoa học.
2) Nghiên cứu khoa học:
  - Nghiên cứu vi sinh y học các tác nhân vi sinh gây dịch bệnh truyền nhiễm và không truyền nhiễm đang lưu hành, bùng phát, có nguy cơ tái bùng phát và các            bệnh      mới nổi.
  - Nghiên cứu bệnh học, miễn dịch - di truyền của chủ thể trong mối tương tác với vi sinh gây bệnh.
  - Nghiên cứu phát triển vắc-xin và sinh phẩm chẩn đoán, điều trị dùng cho người và động vật.
3) Đào tạo:
 - Tham gia đào tạo và đào tạo liên tục về xét nghiệm vi sinh gây bệnh, miễn dịch, sinh học phân tử, đảm bảo chất lượng và an toàn sinh học phòng xét nghiệm cho    các nhân viên, học viên xét nghiệm, sinh viên đại học và sau đại học.
 - Biên soạn các chương trình giảng dạy, bài giảng, sách chuyên môn thuộc chuyên ngành vi sinh y học.
4) Dịch vụ:
- Thực hiện các dịch vụ xét nghiệm vi sinh, thử nghiệm tác động hoạt chất, sản phẩm về hóa, lý, sinh học lên sự phát triển vi sinh vật theo yêu cầu.
- Chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin và sinh phẩm chẩn đoán.
- Sản xuất sinh phẩm chẩn đoán phục vụ công tác giám sát phòng chống dịch, nghiên cứu và đào tạo.
5) Quản lý phòng xét nghiệm:
- Xây dựng các phòng xét nghiệm trong khoa đạt chuẩn quốc gia và khu vực về chẩn đoán các vi sinh gây dịch bệnh.
- Xây dựng, thực hiện các kế hoạch quản lý nhân sự, quản lý trang thiết bị, hóa chất sinh phẩm và ngân hàng sinh học.
6) An toàn sinh học và Quản lý chất lượng và phòng xét nghiệm:
- Thực hiện và duy trì hệ thống quản lý chất lượng phòng xét nghiệm theo ISO 15189, ISO 17043.
- Tổ chức xây dựng và quản lý các phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp I, II, III trong Viện.
- Tổ chức và quản lý các hoạt động đảm bảo an ninh sinh học trong Viện.
7) Chỉ đạo tuyến:
- Phối hợp với các khoa phòng chuyên môn trong Viện và các đơn vị khác để thực hiện nhiệm vụ giám sát - phòng chống dịch bệnh, tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo về xét nghiệm và tổ chức, thực hiện kiểm tra đánh giá chất lượng xét nghiệm và đảm bảo an toàn sinh học cho các phòng xét nghiệm các tuyến của hệ thống y tế dự phòng và theo yêu cầu.
8) Hợp tác
- Tham gia mạng lưới giám sát dịch bệnh, đảm bảo chất lượng và an toàn sinh học phòng xét nghiệm, các hợp tác nghiên cứu khoa học kết hợp với các tổ chức quốc gia và quốc tế.
- Tiếp nhận các chuyên gia, giảng viên và học viên nước ngoài đến nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm và học tập tại Khoa trong khuôn khổ hợp tác quốc tế của Viện.
9) Lưu trữ chủng
Lưu giữ cung cấp chủng cho giám sát, nghiên cứu, sản xuất vắc-xin, sinh phẩm chẩn đoán và các hoạt động khác theo quy định hiện hành.
10) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao.

III. Cơ cấu tổ chức:

1) PXN Vi rút Arbo;
2) PXN Vi rút đường ruột;
3) PXN Vi rút hô hấp;
4) PXN Vi khuẩn đường ruột;
5) PXN Vi khuẩn hô hấp;
6) PXN Vi khuẩn lây truyền qua động vật;
7) PXN tác nhân lây truyền qua đường tình dục;
8) Phòng An toàn sinh học cấp III;
9) Ngân hàng chủng (Biobank).

 

 

 

 

Các tin liên quan