Vi sinh miễn dịch
Ngày đăng: 16:13:18 09/05/2014

Khoa Vi sinh miễn dịch Viện Pasteur TP.HCM

            Các hoạt động trong Khoa Vi Sinh Miễn Dịch,  Viện Pasteur, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Các lĩnh vực hoạt động trong mỗi  phòng xét nghiệm bao gồm:

PHÒNG XÉT NGHIỆM ARBOVIRUS
             Phòng thí nghiệm Arbovirus là phòng  thí nghiệm chuẩn thức khu vực thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc Gia Phòng Chống  Sốt Xuất Huyết từ năm 1999; được công nhận là phòng xét nghiệm quốc gia của Tổ  Chức Y tế Thế Giới về virus Viêm não Nhật bản từ năm 2009; và được công nhận  đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO-15189:2007 về các chỉ tiêu xét nghiệm  Arbovirus từ năm 2010.
  Phòng thí  nghiệm Arbovirus có chức năng giám sát virus-huyết thanh học, nghiên cứu sinh  bệnh học-miễn dịch học-dịch tễ học phân tử, đào tạo, hợp tác quốc tế và phát  triển các công cụ chẩn đoán các Arbovirus và virus gây sốt xuất huyết và viêm  não ở người và động vật.
  Phòng thí  nghiệm Arbovirus có các nhiệm vụ như sau:

  • Nghiên  cứu:   
    • Virus-huyết  thanh học và dịch tễ học phân tử các arbovirus và virus gây bệnh sốt xuất huyết  (dengue, chikungunya, hantaan, …) và viêm não (viêm não Nhật bản, Nipah,  Herpes,…) ở người và động vật.   
    • Các  tác nhân gây bệnh sốt cấp tính ở người.
    • Vai  trò của vector truyền bệnh và ổ chứa tự nhiên của virus gây bệnh.   
    • Đặc  tính di truyền của người và virus trong sinh bệnh học.   
    • Phát  triển các công cụ chẩn đoán phòng thí nghiệm.   
    • Tham  gia các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng về vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị  bệnh.   
    • Đánh  giá và ứng dụng các tiến bộ khoa học vào lĩnh vực chuyên ngành.   
     
  • Chỉ  đạo tuyến:   
    • Là  Phòng thí nghiệm tham khảo quốc gia trong giám sát virus-huyết thanh học bệnh  sốt xuất huyết và viêm não Nhật Bản.   
    • Chỉ  đạo, hỗ trợ kỹ thuật, kiểm tra, giám sát các hoạt động của mạng lưới phòng xét  nghiệm y tế thuộc hệ dự phòng và điều trị về xét nghiệm chẩn đoán bệnh sốt xuất  huyết và viêm não Nhật Bản. 
     
  • Đào  tạo:   
    • Đào  tạo liên tục về xét nghiệm chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết và viêm não cho cán bộ  xét nghiệm của hệ dự phòng và điều trị các cấp (xã, huyện, tỉnh, khu vực).   
    • Hướng  dẫn thực hành, khóa luận tốt nghiệp cho sinh viên đại học; hướng dẫn luận văn  cao học và luận án Tiến sĩ chuyên ngành vi sinh miễn dịch. 
     
  • Sản  xuất sinh phẩm chẩn đoán:   
    • Cung  cấp sinh phẩm chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết và viêm não.   
    • Cung  cấp bộ mẫu ngoại kiểm xét nghiệm bệnh sốt xuất huyết và viêm não. 
     
  • Hợp  tác quốc tế:    
    • Mở  rộng các hợp tác quốc tế nhằm củng cố và tăng cường năng lực phòng thí nghiệm  và hoàn thành chức năng và nhiệm vụ được giao.
    •  

PHÒNG XÉT NGHIỆM CÁC VI RÚT ĐƯỜNG RUỘT

       Phòng xét  nghiệm được thành lập năm 1976. Từ năm 1991, PXN trở thành phòng xét nghiệm  chuẩn thức quốc gia nằm trong mạng lưới phòng thí nghiệm của Tổ Chức Y Tế Thế  giới khu vực châu Á Thái Bình Dương (WHO) cho chuơng trình thanh toán  bại liệt trong 30 tỉnh thành phía Nam Việt Nam  ( 20 tỉnh khu vực miền Nam, 5 tỉnh khu vực   Tây Nguyên và 5 tỉnh phía nam của khu vực miền Trung)

      Xét nghiệm chẩn đoán, giám sát,  nghiên cứu, đào tạo về vi rút và huyết thanh học trong những bệnh gây ra bởi enteroviruses và rotavirus, như sau:

Những hoạt  động giám sát bao gồm:

     
  • Bệnh  nghi do sốt bại liệt  hay liệt mềm cấp; 
  • Bệnh  tay chân miệng (hand, foot and mouth disease); 
  • Những  bệnh nhiễm trùng hệ thần kinh cấp tính khác (viêm não, viêm màng não, viêm não  - màng não) do vi rút đường ruột; 
  • Tiêu chảy cấp tính ở trẻ em do  rotavirus. 
  • Những hoạt động nghiên cứu bao gồm: 
  • Theo dõi dịch tễ học phân tử và sự  tiến hóa về di truyền của human enterovirus 71 và Coxackievirus A16; 
  • Dịch tễ học phân tử về sự nhiễm  rotavirus. 
  • Những hoạt động đào tạo và đào tạo  liên tục  bao gồm: 
  • Đào tạo về vi rút học của enteroviruses  và gastroenteritis viruses (rotavirus) cho nhân viên xét nghiệm mới và sinh  viên đại học, các trung Tâm y tế dự phòng tỉnh và khu vực Tây Nguyên.; 
  • Huấn luyện cách lấy mẫu bệnh phẩm,  vận chuyển và cất giữ bệnh phẩm cho nhân viên phòng thí nghiệm và các Trung tâm  Y Tế dự phòng các tỉnh phía Nam.

PHÒNG XÉT  NGHIỆM  VI RÚT HÔ HẤP 

  • Là phòng xét nghiệm chuẩn thức của tổ  chức y tế thế giới và quốc gia cho vi rút Sởi và Rubella từ năm 2006 
  • Là phòng xét nghiệm chuẩn thức của tổ  chức y tế thế giới và Trung tâm Cúm quốc gia cho vi rút Cúm từ năm 2010 
  • Hoạt động bao gồm: 
  • Giám sát:   
    • Giám  sát sự lưu hành của chủng cúm người   
    • Giám  sát sự lưu hành của vi rút Sởi và Rubella trong chương trình lọai trừ và thanh  tóan Sởi  
  • Nghiên cứu   
    • Chẩn  đóan xác định vi rút Cúm trên người (human influenza)   
    • Đánh  giá sự kháng thuốc của các chủng cúm người ở Việt nam   
    • Phát  hiện các chủng cúm mới tại Việt nam 
  • Tham gia vào đội phòng chống dịch các  bệnh mới nổi và tái bùng phát 
  • Tham gia các chương trình hợp tác,  nghiên cứu quốc tế về bệnh đường hô hấp 
  • Tham gia chương trình quản lý chất  lượng của tổ chức y tế thế giới như ngoại kiểm, EQAP và tái ngoại kiểm.

PHÒNG XÉT NGHIỆM VI KHUẨN HÔ HẤP
         Phòng xét  nghiệm thực hiện chẩn đoán, giám sát, nghiên cứu, giáo dục và đào tạo về những  bệnh gây ra bởi vi trùng đường hô hấp và bởi những tác nhân gây bệnh khác.

Những hoạt động bao gồm: 

  • Nghiên  cứu khoa học: 
  • chịu  trách nhiệm phòng chống dịch do Não mô cầu, Bạch hầu, Ho gà cho các tỉnh thành phía  nam; 
  • chẩn  đoán và nghiên cứu về bệnh hô hấp cấp tính và các bệnh nhiễm trùng khác, bao  gồm Neisseria meningitidis, Streptococcus  pneumoniae, Haemophilus influenza, Streptococcus suis, Bordetella pertussis, Corynebacterium diphtheriae, Mycoplasma pneumoniae, Legionella  pneumophila Pneumocystis carinii; 
  • theo  dõi và nghiên cứu các trường hợp của nhiễm não mô cầu 
  • cải  thiện kỹ thuật trong chẩn đoán, quản lý, và   điều trị  bệnh nhiễm trùng phổi  những bệnh nhân HIV/AIDS; 
  • tham gia trong mạng lưới của WHO khu  vực Tây Thái Bình Dương trong việc giám sát điểm về viêm màng não mủ. 
  • Đào  tạo: 
  • đào  tạo chẩn đoán xét nghiệm về các vi khuẩn như Staphylococci, Streptococci, Neisseria, Haemophilus, Bordetella pertussis, Corynebacterium  diphtheriae … 
  • huấn  luyện cách lấy mẫu bệnh phẩm, vận chuyển và cất giữ bệnh phẩm cho nhân viên  phòng xét nghiệm và các Trung tâm Y Tế dự phòng các tỉnh phía nam.

PHÒNG XÉT NGHIỆM VI KHUẨN ĐƯỜNG RUỘT
        Phòng  xét nghiệm vi khuẩn đường ruột  thực hiện  việc chẩn đoán, giám sát, nghiên cứu, đào tạo về những tác nhân vi khuẩn gây  bệnh đường ruột và ngộ độc thực phẩm
Những  hoạt động bao gồm: 

  • Xét  nghiệm chẩn đoán, giám sát dịch tễ học về sự lưu hành và tình hình kháng  thuốc của các vi khuẩn gây bệnh đường ruột và ngộ độc thực phẩm như Vibrio  cholerae, Shigella, Salmonella, E.coli, Staphylococcus aureus,  Vibrio parahaemolyticus, Bacillus cereus, Clostridium perfringens, Clostridium  difficile, Yersinia enterocolytica…phục vụ công tác phòng chống  dịch. 
  • Nghiên  cứu vi sinh, miễn dịch, phát triển kỹ thuật mới trong xét nghiệm chẩn đoán,  bệnh học các vi khuẩn gây bệnh đường ruột, ngộ độc thực phẩm và một số bệnh mới  bùng phát, khủng bố sinh học. 
  • Tổ  chức huấn luyện và tư vấn xét nghiệm về các vi khuẩn gây bệnh đường ruột cho  tuyến dưới. 
  • Hướng  dẫn sinh viên tốt nghiệp đại học và sau đại học chuyên ngành Vi sinh, Miễn  dịch, Di truyền.

PHÒNG XÉT NGHIỆM VI KHUẨN BỆNH ĐỘNG VẬT TRUYỀN SANG NGƯỜI
       Phòng xét nghiệm thực hiện chẩn đoán  bằng huyết thanh học, vi sinh,sinh học phân tử các tác nhân vi khuẩn  Yersinia  pestis, Leptospira Bartonella.  Thực hiện  nghiên cứu và giám sát chủ  động các tác nhân trên.
  Những  hoạt động bao gồm: 

  • xét  nghiệm huyết thanh học và các xét nghiệm chẩn đoán khác trên các mẫu huyết  thanh, máu, mô tế bào, nước tiểu và các dịch cơ thể khác; 
  • Cung  cấp bộ sinh phẩm chẩn đoán Leptospira bằng phương pháp huyết thanh học cho các đơn vị có nhu cầu.nghiên cứu sinh thái  học và dịch tễ học các loài Bartonella lưu hành tại miền Nam, Việt Nam. 
  • phối  hợp cùng khoa Côn Trùng & Động Vật Y Học giám sát tình hình nhiễm Leptospira  và Yersinia  pestis của  20 tỉnh phía Nam, Việt  Nam và theo dõi khuynh hướng dịch tễ học của những bệnh này; 
  • huấn  luyện kỹ thuật chẩn đoán các tác nhân vi khuẩn trên  cho   các phòng xét nghiệm khác; 
  • hướng  dẫn sinh viên thực tập làm khóa luận cử nhân vi sinh.

PHÒNG XÉT NGHIỆM SINH HỌC PHÂN TỬ

Hoạt động  nghiên cứu: bao gồm các mảng 

  • Công  nghệ gen và protein (nghiên cứu gen và protein; xác định các biến đổi về mặt  truyền ở các tác nhân gây bệnh) 
  • Công  nghệ tế bào (ứng dụng nghiên cứu chế tạo vắc-xin, sinh phẩm trên các dòng tế  bào khác nhau, nghiên cứu khả năng kháng virus của các hợp chất, chế phẩm.) 
  • Các  tác nhân kháng vi sinh (nghiên cứu cơ chế tác động của thuốc và cơ chế kháng  thuốc của một số tác nhân vi khuẩn, virus) 
  • Các  bệnh lây truyền qua đường tình dục (nghiên cứu, chẩn đoán các tác nhân như chlamydia trachomatis, neisseria  gonorrhoeae, human papillomavirus,...v.v…)          

Hoạt động đào tạo: 

  • Hướng  dẫn học viên cao học làm luận văn Thạc sỹ 
  • Hướng  dẫn sinh viên thực tập hoặc làm khoá luận tốt nghiệp đại học 
  • Tập  huấn các kỹ thuật xét nghiệm sinh học phân tử

Hợp tác quốc  tế: 

  • Hợp  tác với các tổ chức quốc tế nhằm phát triển nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ  và nâng cao năng lực phòng thí nghiệm.
Các tin liên quan