Bệnh dại
Ngày đăng: 16:14:41 26/06/2014

NHỮNG CÂU HỎI LIÊN QUAN TỚI BỆNH DẠI

  1. Bệnh dại là gì?

Bệnh dại là một bệnh viêm não, tủy cấp tính gây ra do virus.

Virus gây bệnh dại thuộc họ Rhabdoviridae, chủng Lyssavirus, có hình viên đạn với vỏ phospholipids bao gồm các glycoprotein và ribonuceic acid.

  1. Lịch sử của bệnh dại?

Bệnh dại là một trong những bệnh truyền nhiễm lâu đời nhất. Xuất hiện từ 2.300 năm trước công nguyên. Đây là căn bệnh gây chết người và tới ngày 6/7/1885, nhà bác học Louis Pasteur đã thử nghiệm thành công loại vắc xine phòng dại đầu tiên được nuôi cấy từ tủy sống của thỏ.

  1. Có bao nhiêu người chết vì bệnh dại hàng năm trên thế giới?

Bệnh dại có ở khắp các lục địa (trừ Nam Cực), theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới (WHO) hàng năm có trên 55.000 người chết vì bệnh dại, 95% các ca tử vong xảy ra ở Châu Á và Châu Phi.

  1. Các loài động vật nào có thể lây truyền bệnh dại cho người?

Chó là động vật chủ yếu gây bệnh dại. Tại Châu Mỹ, dơi là nguồn lây bệnh chủ yếu. Những năm gần đây, dơi cũng là động vật lây bệnh dại cho người ở Châu Úc và Tây Âu.

Các động vật hoang dã như chồn, cáo, sóc, chó rừng, mèo rừng…rất hiếm khi lây bệnh dại cho người.

  1. Bệnh dại có lây truyền từ người sang người không?

Sự lây truyền có thể xảy ra khi tiếp xúc với nước bọt, vết thương,… của người bệnh dại. Lây truyền từ người sang người qua vết cắn trên lý thuyết là có thể xảy ra nhưng vẫn chưa được ghi nhận.

Bệnh dại có thể lây nhiễm khi hít phải virus hoặc qua cấy ghép cơ quan của người bị dại nhưng xảy ra ít. Việc ăn thịt sống hoặc các mô khác từ động vật nhiễm bệnh dại không phải là nguồn lây nhiễm cho con người.

  1. Virus dại xâm nhập cơ thể như thế nào?

Virus xâm nhập sợi trục của tế bào thần kinh ngoại biên và di chuyển hướng tâm tới hạch tủy sống, não bộ và nhân lên ở đó rồi theo thần kinh ly tâm đi đến các tế bào thần kinh trong cơ thể, nhiều nất là não, cuống não, hạch thần kinh, đáy sọ và tiểu não.

  1. Các dấu hiệu và triệu chứng  của bệnh dại?

Thời kỳ ủ bệnh thường từ 1-3 tháng nhưng có thể dao động dưới 1 tuần hoặc trên 1 năm.

Các triệu chứng  ban đầu của bệnh dại tương tự như bệnh cúm, chóng mặt, đau đầu, sốt, những triệu chứng này có thể kéo dài trong vài ngày.

Có thể có các triệu chứng ngứa, khó chịu ngay chổ bị cắn kéo dài trong vòng vài ngày sau đó tiến triển đến các triệu chứng của rối loạn chức năng não, lo lắng, bối rối kích động sau đó tiếp tục tiến triển dẫn đến mê sảng, mất ngủ, hành vi bất thường, ảo giác.

Giai đoạn cấp tính thường kéo dài từ 2-10 ngày. Khi khi có dấu hiệu lâm sàng của bệnh dại xuất hiện bệnh nhân gần như sẽ tử vong.

  1. Các thể lâm sàng của bệnh dại

Thể hung dữ (furious) chiếm 2/3 các trường hợp. Đặc điểm của thể hung dữ: Bao gồm các giai đoạn: thay đổi nhận thức bất thường, co giật, rối loạn hệ thần kinh tự trị như tăng tiết mồ hôi, nước bọt,…

Thể câm lặng (dumb)

  1. Các yếu tố nào ảnh hưởng tới thời gian ủ bệnh?

Lượng virus xâm nhập vào cơ thể

Đặc tính của vết cắn (độ sâu, số lượng vết cắn)

Vị trí vết thương (đầu mặt cổ, đầu chi, bộ phận sinh dục)

10. Có trường hợp nào bệnh nhân dại hồi phục?

Trên phương diện thực hành y khoa, bệnh dại là bệnh tử vong 100%

11. Điều trị tại chổ vết thương như thế nào?

Rữa kỹ bằng xà phòng đặc 20%, nước muối 0,9%, bôi sát khuẩn như: cồn, dung dịch iot.

Không nên khâu kín vết thương hoặc băng kín nếu cắt lọc không khâu ngay.

Dùng kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng vết cắn. Nếu cần dùng huyết thanh kháng độc tố uốn ván

12. Phân loại độ nặng vết thương?

Độ I: Sờ súc vật hay súc vật liếm trên vùng da lành

  • Không điều trị nếu có được bệnh sử đáng tin cậy

Độ II: Vết cào, vết cắn làm trầy xướt nhỏ, không chảy máu

  • Chỉ dùng vắc xin

Độ III: Vết cắn sâu xuyên qua da gây chảy máu hoặc bị súc vật liếm lên vết thương hở.

  • Dùng huyết thanh kháng dại và vắc xin

13. Khi nào thì cần tiêm phòng?

Khi có vết thương độ II, độ III thì cần xử lý tại chổ vết thương và cần đến cơ sở y tế để được tiêm phòng.

14. Những phản ứng phụ sau khi tiêm phòng?

Các vắc xin phòng bệnh dại hiện nay ít có tác dụng phụ hơn những vắc xin trước đây. Những tác dụng phụ thường gặp là sưng, đỏ, đau, ngứa tại chổ tiêm. Rất hiếm khi gặp trường hợp có các triệu chứng buồn nôn, chóng mặt sau khi tiêm.

15. Các vấn đề quan trọng trong phòng ngừa dại sau phơi nhiễm?

Làm sạch vết thương

Miễn dịch chủ động bằng cách tiêm vắc xin

Miễn dịch thụ động bằng cách tiêm huyết thanh kháng dại

16. Đối với bệnh nhân đã tiêm ngừa trước phơi nhiễm thì việc xử lý sẽ như thế nào?

Đối với bệnh nhân đã được tiêm ngừa trước phơi nhiễm đúng phác đồ của WHO và mũi cuối cùng trong vòng 5 năm trở lại đây, việc điều trị sau phơi nhiễm chỉ cần 2 mũi vào ngày 0,3 và không cần dùng huyết thanh kháng dại

Nếu mũi tiêm nhắc đã qua 5 năm hay trước đó bệnh nhân không hoàn thành đủ phác đồ thì xem như bệnh nhân chưa tiêm ngừa trước phơi nhiễm và phải hoàn thành đầy đủ phác đồ sau phơi nhiễm, kể cả việc tiêm huyết thanh kháng dại (vết thương độ 3).

17.Khi nào cần tiêm huyết thanh kháng dại?

Việc tiêm huyết thanh kháng dại là cần thiết trong trường hợp vết thương độ III theo khuyến cáo của WHO (một hay nhiều vết cắn xuyên thấu, vết thương hở bị nhiễm nước dãi).

Sử dụng huyết thanh kháng dại nhằm để trung hòa nhanh chóng lượng virus tại chỗ có bên trong vết thương khi chúng chui vào trong đầu tận cùng dây thần kinh. Huyết thanh kháng dại giúp bảo vệ tại chỗ qua việc bù đắp khoảng trống miễn dịch cho đến khi xuất hiện lượng kháng thể sinh ra do tiêm vắc xin.

18. Tại sao phải thấm đẩm huyết thanh kháng dại tại vết thương?

Khi virus chui vào trong dây thần kinh, là môi trường được bảo vệ bởi hệ miễn dịch, nhưng chưa chắc hệ miễn dịch này phát huy được hiệu quả hay không. Có nên, về mặt lý thuyết khi đã chui vào hệ thàn kinh ngoại biên virus sẽ nhanh chóng lan tỏa đên dây thân kinh trung ương và gây tử vong cho bệnh nhân.

Để ngăn ngừa sự xâm nhập của virus vào dây thân kinh ngoại biên, WHO khuyến cáo phải thấm đẩm huyết thanh kháng dại càng nhiều càng tốt khi có thể xung quanh và trong vết thương, nhờ đó virus sẽ bị bao bọc bởi kháng thể và sẽ không có khả năng chui vào dây thần kinh ngoại biên.

Việc trung hòa tại chổ virus này giúp bảo vệ bệnh nhân cho đến khi xuất hiện lượng kháng thể sinh ra nhờ tiêm ngừa.

19. Khi bị cắn cần quan sát con vật như thế nào?

Nếu đó là vật nuôi trong nhà và đã tiêm phòng dại đầy đủ thì vẫn nuôi bình thường và theo dõi trong vòng 10 ngày

Nếu đó là vật nuôi trong nhà nhưng chưa được tiêm phòng dại thì cần nhốt hoặc xích lại để theo dõi trong vòng 10 ngày tránh tình trạng vật nuôi đi lạc hoặc xổng chuồng.

Nếu con vật là động vật hoang giã hoặc thả rông không rõ nguồn gốc mà nghi ngờ động vật này bị dại thì cần diệt ngay và đem mẫu xét nghiệm (nước dãi, nước tiểu…) đến cơ quan y tế xét nghiệm. Không cần nhốt và theo dõi những động vật này. Đồng thời xử lý vết thương ngay lập tức.

20. Nếu vật nuôi tiếp xúc hoặc bị động vật hoang dã cắn phải xử lý như thế nào?

Nếu vật nuôi đã được tiêm ngừa đầy đủ trước khi phơi nhiễm thì vẫn nuôi bình thường và theo dõi trong 45 ngày. Thời gian này cần hạn chế tiếp xúc với vật nuôi.

Nếu vật nuôi đã tiêm ngừa đầy đủ nhưng đã quá thời gian tiêm lại, cần báo ngay cho thú y để có quyết định cuối cùng. Có thể vẫn giữ lại nuôi nhưng cách ly và theo dõi 45 ngày.

Nếu vật nuôi hoàn toàn chưa tiêm vắc xin phòng dại thì cần cho chết ngay. Nếu người chủ muốn giữ lại thì cần nhốt cách ly với người và động vật khác trong vòng 6 tháng và tiêm phòng một tháng trước khi được thả.

21. Tại sao lại có ngày chống Dại thế giới

Ngày thế giới phòng chống bệnh Dại là một chiến dịch quốc tế phối hợp của liên minh toàn cầu về kiểm soát bệnh dại, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở chính tại Hoa Kỳ và Vương Quốc Anh. Đây là tổ chức có xác nhận quốc tế của các tổ chức sức khỏe con người và thú y như Tổ chức y tế thế giới, tổ chức thú y thế giới (OEC), các trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh…Ngày thế giới phòng chống bệnh bại liệt diễn ra hàng năm vào ngày 28/9 nhằm kỷ niệm ngày mất của nhà bác học Louis Pasteur. Người đã cùng các đồng nghiệp đã thử nghiệm thành công loại vắc xine phòng dại đầu tiên được nuôi cấy từ tủy sống của thỏ. Ngày thế giới phòng chống bệnh dại nhằm mục đích nâng cao nhận thức về tác động của bệnh dại trên người và động vật, cung cấp thông tin và lời khuyên về cách để ngăn chặn căn bệnh này, và làm thế nào các cá nhân và tổ chức có thể giúp loại bỏ các nguồn chính toàn cầu

22. Mục tiêu “ Ngày thế giới phòng chống bệnh Dại”

Nâng cao nhận thức toàn cầu về bệnh dại

Tăng cường giáo dục cồng đồng địa phương phòng chống bệnh dại

Huy động và tổng hợp tất cả các nguồn lực để phòng Dại cho người và kiểm soát dịch bệnh trên động vật.

Các tin liên quan