Thông điệp phòng chống bênh tiêu chảy
Ngày đăng: 16:22:06 27/06/2014

THÔNG ĐIỆP PHÒNG CHỐNG BÊNH TIÊU CHẢY

CHĂM SÓC TẠI NHÀ

  1. Uống nhiều nước
  2. Ăn thức ăn dễ tiêu và chia thành nhiều lần
  3. Đưa trẻ đi bệnh viện khám nếu có biểu hiện bất thường hoặc bệnh xu hướng nặng thêm:
  • Khi đi tiêu chảy quá 3 ngày
  • Ói hoặc đi tiêu nhiều lần
  • Đau bụng hoặc quấy khóc nhiều
  • Các triệu chứng mất nước
  • Sốt cao liên tục trên 38,5oC
  • Tiêu đàm máu
  • Nghi ngờ tả

Các Khuyến cáo Phòng Chống bệnh Tiêu chảy cấp

Bệnh Tiêu chảy cấp nguy hiểm lây lan nhanh và dễ tử vong, nhưng có thể đề phòng được. Để ngăn ngừa bệnh và phòng dịch bệnh lây lan, mọi người thực hiện những khuyến cáo sau:

 

  • Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, không đi tiêu bừa bãi.
  • Phân và chất thải của người bệnh phải đổ vào nhà tiêu, cho vôi bột, Cloramin B... vào sau mỗi lần đi để sát khuẩn.
  • Tránh tập trung ăn uống đông người như ma chay, cưới xin, cúng giỗ.
  • Hạn chế người ra, vào vùng đang có dịch.
  • Mọi người, mọi nhà đều thực hiện ăn chín, uống sôi.
  • Không ăn rau sống, không uống nước lã.
  • Không ăn các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn đặc biệt là mắm tôm sống, hải sản tươi sống, gỏi cá, tiết canh, nem chua.
  • Nguồn nước ăn uống phải được bảo vệ sạch sẽ.
  • Nguồn nước dùng trong sinh hoạt phải được khử khuẩn bằng hoá chất Cloramin B, ăn chín, uống chín.
  • Cấm đổ chất thải, nước giặt, rửa và đồ dùng của người bệnh xuống ao, hồ, sông, giếng. Cấm vứt súc vật chết và rác xuống ao, hồ, sông, giếng.
  1. Phải nhanh chóng báo ngay cho cơ sở y tế nơi gần nhất để được điều trị kịp thời

10 nguyên tắc vàng của WHO về an toàn vệ sinh thực phẩm

Nguyên tắc 1.    

Chọn thực phẩm an toàn. Chọn thực phẩm tươi, rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên gọt vỏ trước khi ăn. Thực phẩm đông lạnh để tan đá, rồi làm đông đá lại là kém an toàn. 

Nguyên tắc 2.    

Nấu chín kỹ thức ăn. Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn, bảo đảm nhiệt độ trung tâm thực phẩm phải đạt tới trên 70°C. 

Nguyên tắc 3.    

Ăn ngay sau khi nấu. Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì thức ăn càng để lâu thì càng nguy hiểm. 

Nguyên tắc 4.    

Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chính. Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ liên tục nóng trên 60°C hoặc lạnh dưới 10°C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại. 

Nguyên tắc 5.   

Nấu lại thức ăn thật kỹ. Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng, nhất thiết phải được đun kỹ lại. 

Nguyên tắc 6.    

Tránh ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và sống, với bề mặt bẩn. Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn (như dùng chung dao, thớt để chế biến thực phẩm sống và chín).

Nguyên tắc 7.    

Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác. Nếu bạn bị nhiễm trùng ở bàn tay, hãy băng kỹ và kín vết thương nhiễm trùng đó trước khi chế biến thức ăn. 

Nguyên tắc 8.    

Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn. Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại. 

Nguyên tắc 9.    

Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác. Che đậy giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn... Đó là cách bảo vệ tốt nhất. Khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch lại. 

Nguyên tắc 10.    

Sử dụng nguồn nước sạch an toàn. Nước sạch là nước không màu, mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh. Hãy đun sôi trước khi làm đá uống. Đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ

TỜ RƠI TRUYỀN THÔNG

Các tin liên quan