Tổ Truyền Thông
Ngày đăng: 10:06:25 22/10/2014

TỔ TRUYỀN THÔNG - KHOA KSDB

        I. Vai trò:

Truyền thông Giáo dục sức khỏe trong công tác Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh truyền nhiễm và không truyền nhiễm khu vực phía Nam

      II. Chức năng, nhiệm vụ chính:

  • Chức năng:

Tham mưu cho lãnh đạo Viện các hoạt động thông tin và tuyên truyền trong công tác Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh truyền nhiễm và không truyền nhiễm ở Khu vực phía Nam.

  • Nhiệm vụ:

    • Truyền thông trong Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh truyền nhiễm, bệnh không truyền nhiễm ở khu vực phía Nam:

  • Thông tin cho lãnh đạo Viện, khoa/phòng liên quan về tình hình bệnh dịch trong và ngoài khu vực.

  • Phối hợp các khoa/ phòng liên quan tổ chức hướng dẫn truyền thông về bệnh và phòng ngừa bệnh cho cán bộ y tế và cộng đồng.

Đối với cộng đồng:

  • Thiết kế thông điệp truyền thông, “master” (bản mẫu) các sản phẩm truyền thông cho tuyến dưới sử dụng trong cộng đồng.
  • Xây dựng bài truyền thông đăng trên website chính thống của Viện.

Đối với cán bộ y tế:

  • Biên dịch, biên soạn tài liệu hướng dẫn chuyên môn, quy trình thao tác chuẩn; “fact sheet” (tờ thông tin) của bệnh và cách phòng ngừa dành cho cán bộ y tế.

  • Chỉ đạo tuyến về công tác truyền thông phòng chống dịch bệnh ở 20 tỉnh/thành khu vực phía Nam (SXH, TCM, cúm, tiêu chảy cấp, Viêm màng não mủ do não mô cầu, bệnh do Adeno virus,…)

    • Nghiên cứu khoa học về lĩnh vực truyền thông trong phòng chống dịch:

Tập trung: các mô hình can thiệp, thay đổi hành vi có lợi cho cộng đồng (các bệnh truyền nhiễm/không truyền nhiễm).

  • Đào tạo:
  • Nâng cao năng lực NCKH

  • Kỹ năng giám sát, lập kế hoạch, truyền thông nguy cơ

    • Tư vấn và cung cấp dịch vụ truyền thông theo yêu cầu:

  • Thực hiện các hoạt động tư vấn và cung cấp dịch vụ về truyền thông (theo yêu cầu, trong khuôn khổ dự án, đề tài triển khai).

  • Thành tựu:

  • Tổ Truyền thông – Khoa KSDB tạo được uy tín, gắn kết hoạt động truyền thông giữa Viện, Cục YTDP, TT TT GDSK TW, Vụ Truyền thông, các tuyến khu vực, các trung tâm trong hệ thống tỉnh.

  • Thực hiện chỉ đạo tuyến kịp thời, phù hợp, đáp ứng tình hình dịch.

  • Hỗ trợ nâng cao năng lực cho CBTT tuyến tỉnh (Dự án 5), nâng cao năng lực NCKH.

  • Cập nhật và chuyển giao kỹ thuật liên quan truyền thông GDSK.

  • Xây dựng sản phẩm truyền thông mẫu (tài liệu tham khảo, ngân hàng truyền thông liên quan bệnh truyền nhiễm).

  • Thu thập tin tức thông qua hệ thống giám sát sự kiện y tế (EBS).

  • Huy động nguồn lực từ các đối tác trong và ngoài nước cho hoạt động truyền thông thay đổi hành vi cộng đồng.

 

Các tin liên quan