Hội nghị tăng cường công tác phòng chống bệnh tay chân miệng và sởi khu vực phía Nam 2018
Ngày đăng: 08:00:04 17/10/2018

Bs. Hồ Thị Thiên Ngân

Chiều 10/10, Cục Y tế dự phòng, Cục Quản lý KCB và Viện Pasteur TP.HCM tổ chức Hội nghị tăng cường công tác phòng chống bệnh tay chân miệng và sởi khu vực phía Nam năm 2018 tại  Viện Pasteur Tp. HCM . Với sự tham gia của hơn 200 đại biểu là lãnh Đạo Bộ y tế, LĐ Cục YTDP, LĐ Cục Điều trị, LĐ Các Viện khu vực, Lãnh Đạo Sở Y tế, LĐ TTYTDP các tỉnh / thành

Trong báo cáo đầu tiên của chương hội thảo PGS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM cho biết, kết quả điều tra dịch tễ của đơn vị này cho thấy trong năm 2018 dịch bệnh có chiều hướng phát sinh ở các khu vực các khu công nghiệp, nơi có số lượng công nhân lao động, người nhập cư, đối tượng vãng lai biến động liên tục. Bên cạnh đó, điều kiện nhà ở, vệ sinh môi trường, nước thải, nước sạch vô cùng kém là điều kiện lý tưởng phát sinh dịch bệnh. Đặc biệt, có đến 90% đối tượng là người nhập cư, công nhân chưa được tiêm chủng đầy đủ hoặc không rõ lịch sử tiêm chủng, dịch TCM và sởi tập trung nhiều nhất ở TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và một số tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Cụ thể, cả 24 quận, huyện của TP.HCM có ca mắc bệnh sởi, trong đó nhiều nhất là quận 7, 9, 12 và quận Thủ Đức (98/319 phường, xã có ca bệnh), với tổng số 143 ca mắc. Còn tại tỉnh Đồng Nai, tính đến 8/10, đã ghi nhận 190 ca mắc sởi tại 10/11 huyện (57/171) xã, phường, thị trấn). Về bệnh TCM, TP.HCM có 25.388 ca mắc, giảm gần 3.000 ca so với cùng kỳ năm 2017 (4.066 ca nội trú, 21.322 ca ngoại trú). Mặc dù số ca mắc giảm so với cùng kỳ năm 2017, nhưng số ca mắc bệnh cấp độ 4 lại tăng lên 6 ca. Tại Đồng Nai, tính đến ngày 8/10, đã ghi nhận 2.881 ca mắc TCM nhập viện nội trú, giảm 5,32% so với cùng kỳ năm 2017 (3.043 ca) và 1 ca tử vong (năm 2017 không có trường hợp tử vong); 5.484 ca ngoại trú.

PGS.TS. Phan Trọng Lân báo cáo tại hội nghị 10.10.2018

Thông tin tại Hội nghị, ông Trần Đắc Phu- Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm đến nay, số ca mắc tay chân miệng (TCM) giảm 20% và số ca mắc sởi cũng giảm đáng kể so với năm 2017. Tuy nhiên, với việc liên tục được cảnh báo số ca tăng cao, nên chúng ta không được lơ là trong công tác dự phòng dịch.

Trước tình hình trên, đại diện Bộ Y tế cho biết, cách tốt nhất để phòng bệnh, đó là chúng ta luôn phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt các bậc phụ huynh cần tập thói quen thường xuyên rửa tay cho trẻ. Nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu mắc TCM, cần cách ly và đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất. Theo kế hoạch, trong tháng 12/2018 và tháng 1/2019, Bộ Y tế sẽ mở chiến dịch tiêm phòng cho tất cả trẻ em các tỉnh có nguy cơ mắc sởi và TCM cao. Bên cạnh đó, sẽ đẩy mạnh công tác truyền thông để các cấp chính quyền cùng vào cuộc khống chế dịch bệnh.

Người đăng: Phạm Huy - TTĐT

Các tin khác