Hoạt động truyền thông phòng chống chống các bệnh truyền nhiễm có vắc xin phòng bệnh - khu công nghiệp Tỉnh Bình Dương
Ngày đăng: 07:30:38 31/01/2019

Tác giả: BS. Hồ Thị Thiên Nhân

Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới, trong những tháng cuối năm 2018, tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp, các dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi như MERS-CoV tiếp tục ghi nhận tại khu vực Trung Đông, bệnh sởi xảy ra tại nhiều quốc gia khu vực châu Âu trong đó có một số nước đã công bố loại trừ bệnh sởi; các chủng cúm gia cầm độc lực cao vẫn có nguy cơ bùng phát tại một số quốc gia trong khu vực vào mùa xuân và xâm nhập vào nước ta. Có nhiều nguyên nhân làm bùng phát các bệnh dịch truyền nhiễm mới nổi và tái nổi. Sự thay đổi về nhân khẩu học, hành vi, hội nhập, thương mại quốc tế, khai thác đất đai làm cho con người tiếp xúc gần hơn và thường xuyên hơn với mầm bệnh, bao gồm cả việc phơi nhiễm với động vật và loài chân đốt gây bệnh. Sự thích ứng, tái tổ hợp và thay đổi tự nhiên về gen đã tạo ra những chủng mới từ mầm bệnh đã biết và làm cho hệ thống miễn dịch ở người không nhận diện được. Việc tăng sử dụng, đôi khi sử dụng bừa bãi thuốc kháng sinh và hóa chất dẫn đến sự phát triển của các chủng kháng thuốc làm cho các bệnh trước kia có thể điều trị bằng thuốc nay bùng phát trở lại. Với các bệnh truyền nhiễm có vắc xin phòng ngừa đã giúp khống chế hiệu quả trong thời gian qua nhưng gần đây có xu hướng bùng phát trở lại nguyên nhân do cộng đồng không thực hiện mũi tiêm đầy đủ, đúng lịch, còn nguyên nhân khác do y tế công cộng và công chúng sử dụng ngôn ngữ khác nhau, do đó có sự hiểu biết khác nhau về rủi ro và lợi ích của việc thực hiện tiêm ngừa vắc xin,…

Bs. CK II. Huỳnh Thanh Hà – PGĐ Sở y tế tỉnh Bình Dương phát biểu khai mạc.

Như chúng  ta  đã biết thì Từ khoảng 2000 đến  nay  thế giới chúng  ta phải đương đầu với nhiều dịch bệnh nguy hiểm như  SARS, Cúm Gia Cầm, Cúm Đại dịch 2009, Ebola, MERS, dịch hạch, Lao đa kháng, Sốt rét kháng thuốc,các thiên tai thảm hoạ (bão, lũ…), các sự cố về môi trường, và ngộ độc thực phẩm.

Và tại Việt nam, các vụ dịch đã xảy ra như SARS (2003) ,Cúm gia cầm H5N1 (2004), cúm đại dịch H1N1 2009. SXH, TCM là các bệnh lưu hành với số mắc rất cao trong những năm gần đây.Số ca mắc SXH tăng cao có tử vong đã xảy ra tại các tỉnh thành có tốc độ đô thị hoá và nhiều khu CN tại miền Nam. Dịch Sởi, Rubella cũng đã xảy ra tại các khu công nghiệp/nhà máy/xí nghiệp. Và Ngộ độc thực phẩm xảy ra với tần xuất ngày càng cao, gần như liên tục tại các nhà máy xí nghiệp trong khu vực.

Dịch  bệnh truyền nhiễm (BTN), ngộ độc thực phẩm (NDTP) gây mất mát và làm suy giảm sức khoẻ con người, tiêu tốn chi phí y tế cho người bệnh, cho xã hội; Tạo ra sự bất an trong đời sống xã hội; Tác động xấu đến phát triển kinh tế của Doanh nghiệp và đất nước ; và có thể gây bất ổn về an ninh chính trị khi dịch bệnh lớnđại dịch xảy ra.

Bs. CK II. Lương T Hồng Lê – GĐTTYTDP trả lời câu hỏi từ doanh nghiệp – Khu CN Singapor – Việt Nam

Ths. Bs. Trần Minh Hoàng – Chi Cục phó Chi Cục ATTP – Tỉnh Bình Dương

Tỉnh Bình Dương là một trong 5 tỉnh miền đông, khu vực phía nam, với dân số 2,1 triệu người, Trong đó khu công nghiệp Bình Dương có 29 khu công nghiệp, thu hút đầu tư của 2008 dự án, trong đó có 1467 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, giải quyết việc làm cho > 500,000 người lao động, được xem tỉnh trọng điểm phát triển kinh tế cả nước với đặc thù tập trung dân cư của các vùng miền cả nước tại khu công nghiệp, dễ nguy cơ bùng phát dịch tại khu công nghiệp do tâm lý người lao động không khai báo khi mắc bệnh vì ảnh hưởng công việc và khu công nghiệp, doanh nghiệp không báo cáo hoặc chậm cho y tế địa phương, y tế khó tiếp cận, một số doanh nghiệp chưa hợp tác với ngành y tế trong hoạt động PCD .. Trên cơ sở này Viện Pasteur Tp. HCM phối hợp cùng với Sở Y tế tỉnh Bình Dương tổ chức 4 tọa đàm tại khu công nghiệp nhằm mục đích nâng cao ý thức và thực hành, tuân thủ việc tìm Vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm  như rubella, sởi, cúm, thủy đậu, quai bị, ngộ độc thực phẩm … 

Báo cáo viên hội thảo: Nguy cơ và hiệu quả vắc xin phòng bệnh

Bài học kinh nghiệm chúng  ta  thu hoạch được trong thời gian qua khi đối phó với dịch bệnh& NDTP là cần phải chuẩn bị tích cực hơn nữa khi sự cố chưa xảy ra, như: cần tăng cường theo dõi, báo cáo các trường hợp BTN & NDTP, thực hiện tiêm ngừa bệnh có vắc xin phòng bệnh. Cần phải chung tay phối hợp giữa y tế Doanh nghiệp và y tế địa phương để phát hiện sớm, kiểm soátkhống chế kịp thời, điều trị tích cực nhằm giảm thiểu các gánh nặng do các sự cố dịch bệnh &NDTP gây ra về con người, kinh tế - xã hội.

Chìa khoá của thành công chính là cùng chung tay phối hợp giữa y tế & Y tế Doanh nghiệp.Để có chìa khoá này chúng ta cần có 1 cam kết chung là sự đồng lòng xây dựng và áp dụng"quy chế phối hợp chung" giữa y tế (TTYTDP, Chi Cuc VSATTP, Y tếquậnhuyện) & Y tế Doanh nghiệp – Khu Công Nghiệp.

Chương trình Hội Thảo sẽ tập trung vào các điểm chính như: (1) Tình hình về Dịch BTN- NDTP, các bệnh truyền nhiễm có vắc xin phòng ngừa, đặt biệt là HT dành nhiều thời gian để các đại biểu sẽ Thảo Luận về các khó khănthách thức, đề xuất các giải pháp và xây dựng Dự thảo quy trình phối hợp chung giữa y tế và KCN/Doanh nghiệp về việc chủ động GS , tình hình NĐTP và công tác phòng chống BTN & NDTP…

Kết quả tuyên truyền cho gần 1455 chủ doanh nghiệp và trưởng phòng nhân sự của khu công nghiệp Bình Dương

Bên cạnh đó, Viện tổ chức hội thảo phối hợp y tế và khu công nghiệp với sự tham gia của gần 40 đại biểu (Viện Pasteur Tp.HCM, TTYTDP, SYT, Ban quản lý khu công nghiệp…) của 10 tỉnh thành Bình Dương, Đồng Nai, Bà rịa Vũng tàu, Tp. HCM, Long An, Vĩnh Long, Bình phước, Cần Thơ, An Giang, Bình Phước , Tây Ninh  kết thúc hội thảo là sự cam kết của các tỉnh và BQL khu CN phải ra được cam kết trình sở y tế phê duyệt liên quan cơ chế phối hợp giữa y tế và Khu công nghiệp trước , trong và sau khi có dịch xảy ra

 

Các tin khác