Hội thảo ONE-HEALTH khu vực
Ngày đăng: 09:19:05 20/09/2019
Ngày 17-19 tháng 9 năm 2019, Viện Pasteur, Thành phố Hồ Chí Minh long trọng tổ chức hội thảo One-health khu vực. Tham dự buổi hội thảo gồm có:

 

Về phía Viện Pasteur Tp.HCM:

  • Ts. Hoàng Quốc Cường, Phó Viện Trưởng
  • Bs.Nguyễn Đức Hải, Phòng KHTH
  • Ths. Nguyễn Thị Hoài Thương
  • Cn.Lê Hương Trang
  • Cn. Nguyễn Thị Thanh Lan
  • Ks. Trần Hữu Trí
  • Ông. Phạm Hữu Khanh

Về phía đối tác:

  • Bà Dulce Carandang Simmanivong, Giám đốc khu vực, văn phòng khu vực Đông và Đông Nam Á, trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Úc tại MêKông và One Health
  • Ông Francette Dusan, trợ lý giám đốc khu vực, văn phòng khu vực Đông và Đông Nam Á, trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Úc tại MêKông và One Health
  • Giáo sư Barbara McPake, Giám đốc viện sức khỏe toàn cầu NOSSAL
  • Ông Bounlom Douangngeun, giám đốc phòng thí nghiệm thú y quốc gia và Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp, Lào
  • Ông Nuth Mony, Cục trưởng cục Y tế, Bộ Y tế, Campuchia
  • Ông Tum, Sothyra, giám đốc Viện nghiên cứu sản xuất và thú y quốc gia
  • Ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục thú y, Bộ NN&PTNT Việt Nam

Cùng toàn thể quý đại biểu đến từ:

  • Bộ y tế, Bộ nông nghiệp (Campuchia, Lào, Việt Nam)
  • Viện Nossal sức khỏe toàn cầu, Úc
  • Viện Doherty, Úc
  • Viện sức khỏe cộng đồng quốc gia (Campuchia)
  • Viện Tư vấn độc lập (Campuchia)
  • Khoa Thú y, Đại học Nông nghiệp Quốc gia, Campuchia
  • Viện Nhiệt đới và Sức khỏe Cộng đồng Lào (Lào)
  • Viện Pasteur TP.HMC (Việt Nam)
  • Viện chính sách và chiến lược y tế (Việt Nam)
  • Đại học Y tế công cộng Hà Nội (Việt Nam)
  • Đại học Cần Thơ (Việt Nam)
  • Tổ chức một sức khỏe (Việt Nam)

Hội thảo One-health khu vực thảo luận về những kết quả sơ khởi từ dự án nghiên cứu ban đầu do Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Úc (ACIAR) tài trợ, dự án nghiên cứu “Về phòng ngừa và đáp ứng sớm với Cúm gia cầm diễn ra năm 2019” được thực hiện bởi Viện Sức khỏe Toàn cầu Nossal, Đại học Melbourne cùng với các đối tác ở Campuchia, Lào và Việt Nam; và cùng thảo luận về thiết kế và triển khai dự án pha 2 về chủ đề 'Kinh tế thú y ở các nước tiểu vùng sông Mê Kông: nhằm tăng cường chương trình một sức khỏe (VENOM, giai đoạn 2020-2022). Trong tình hình dịch cúm gia cầm là mối quan tâm của các bệnh truyền nhiễm mới nổi vì tỷ lệ tử vong dao động từ 33-82% trong các vụ dịch gần đây. Nếu một ổ dịch trở thành một vụ dịch lớn hơn, hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Campuchia, Lào và Việt Nam đều là những vùng bùng phát dịch dẫn đến lây truyền bệnh ở người.

Tại buổi làm việc, Tiến sỹ Hoàng Quốc Cường, Phó Viện Trưởng đánh giá cao sự phối hợp hợp tác từ phía đối tác. Nêu bật lên các ưu điểm mà dự án mang lại như hỗ trợ nghiên cứu xã hội, kinh tế và kỹ thuật theo định hướng chính sách để tăng cường ứng phó với các mối đe dọa bệnh truyền nhiễm tại khu vực tiểu vùng sông Mê Kông. Ngoài ra, dự án còn thúc đẩy chính sách nghiên cứu thông qua việc cung cấp các lựa chọn chính sách hiệu quả để phòng ngừa và ứng phó với các bệnh truyền nhiễm ở người và động vật có tầm quan trọng về an ninh y tế. Tăng cường truyền thông liên bộ và liên chính phủ và thúc đẩy nghiên cứu liên quan đến an ninh y tế, vì thế dự án này rất thiết thực và phù hợp với tình hình dịch bệnh tại khu vực sông Mê Kông.

Tại hội thảo, các thành viên các nước Việt Nam, Lào, Campuchia lần lượt chia sẽ các kết quả nghiên cứu pha 1 về khuyến khích công bố sớm và phòng ngừa có hiệu quả cúm gia cầm tại khu vực tiểu vùng sông Mê Kông.

Cũng tại buổi hội thảo, các đối tác nghiên cứu đến từ Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp; các Viện nghiên cứu của Việt Nam, Lào, Campuchia, Viện Nossal Úc lần lượt chia sẽ các khó khăn thách thức, các đều xuất và biện pháp nhằm tăng cường phát triển lĩnh vực One-health, lấp đầy các khoảng trống còn tồn tại về chính sách, nhân lực, đào tạo, các mức độ hoàn thiện khác nhau của cấu trúc quy định, các thể chế, quy trình chính sách và tính chất cạnh tranh, cơ chế, sự bất bình đẳng về nguồn lực giữa các ngành tạo ra căng thẳng và hạn chế hoạt động trong lĩnh vực này; các khó khan trong mối quan hệ, niềm tin của nhân viên thú y thôn bản với các chủ gia cầm, thông báo tình hình dịch bệnh thông qua nhân viên thú y thôn bản. Những hạn chế về kiến ​​thức ở các cấp độ khác nhau, bao gồm cả nhân viên thú y thôn bản nhà nước/tư nhân và ở cấp độ trang trại/hộ gia đình. An ninh lương thực hiện là một trong những mối quan tâm hang đầu vì cúm gia cầm không thể lường trước được. Chủ trang trại lo ngại về việc gia cầm bị tiêu hủy khi có dịch xảy; vì chi phí bồi hoàn cho chủ trang trại thường không đủ, một số trường hợp không được bồi thưởng thảo đáng.

Tại buổi làm việc, Tiến sỹ Hoàng Quốc Cường, Phó Viện Trưởng cùng quý đồng nghiệp của Cục YTDP, Cục Thú y, Viện chiến lược chính sách, Đại học YTCC Hà Nội, Đại học Cần Thơ, tổ chức One-health tại Việt Nam đưa ra đề xuất phát triển “Chương trình quốc gia hướng tới hợp tác giữa Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn về các bệnh lây truyền từ động vật sang người, trong đó, cúm gia cầm là một mô hình nghiên cứu của dự án này. Với các hoạt động cụ thể như: rà soát và đánh giá lại các văn bản quy định pháp luật phối hợp giữa hai Bộ, tăng cường phòng chống dịch kết hợp kiểm soát dịch bệnh, tạo điều kiện cho vài trò của các bên liên quan được thực hiện chương trình phối hợp này, chuẩn hóa kiến thức, thái độ, thực hành, và năng lực cho nhân viên y tế và thú y địa phương, xây dựng cơ chế hợp tác và đánh giá sự khả thi và hiệu quả của dự án.

Tiến sỹ Hoàng Quốc Cường, Phó Viện Trưởng cho rằng Hội thảo giúp đưa ra các đề xuất, giải pháp, tổng quan về chính sách y tế và thú y, là nhịp cầu để ngành y tế và thú y có cơ hội hợp tác trao đổi nhằm phát triển chương trình one-health tại khu vực sông Mê Kông.

Cuối cùng, Tiến sỹ Hoàng Quốc Cường, Phó Viện Trưởng, cám ơn quý đại biểu đến từ Campuchia, Lào, Việt Nam, đặc biệt Viện Nossal Úc đã dành thời gian quý báu tham dự hội thảo tại Viện Pasteur TP.HCM. Mong muốn hợp tác, phối hợp thực hiện nhiều dự án, nghiên cứu về lĩnh vực One-health, hy vọng có nhiều buổi hội thảo hơn về One-Health trong tương lai.

Các tin khác